Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề 1)

  • 10269 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào có GDP bình quân theo đầu người cao nhất trong các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17

Cách giải:

Tỉnh nào có GDP bình quân theo đầu người cao nhất trong các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ (từ 15 – 18 triệu đồng/ người

Chọn D.


Câu 2:

Phần lớn diện tích đất liền ở phía đông lãnh thổ nước ta là địa hình
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi 

Cách giải:

Phần lớn diện tích đất liền ở phía đông lãnh thổ nước ta là địa hình đồng bằng (Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, dải đồng bằng ven biển miền Trung).

Chọn A.


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp chế biến đường sữa, bánh kẹo?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22

Cách giải:

Trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp chế biến đường sữa, bánh kẹo là Mộc Châu.

Chọn D.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết đỉnh núi Phanxipăng thuộc dãy núi nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 –

Cách giải:

Đỉnh núi Phanxipăng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, đây là đỉnh núi cao nhất nước ta (3143 m)

Chọn B.


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt A-B không đi qua đô thị nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14

Cách giải:

Lát cắt A – B đi qua các đô thị Đà Lạt, Bảo Lộc và TP. Hồ Chí Minh 9 loại A, C, D Lát cắt A – B không đi qua Nha Trang.

Chọn B.

Câu 6:

Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

- Loại A: biển Đông cấp ẩm và mưa, điều hòa khí hậu

- Loại C: gió mùa Tây Nam có tính chất nóng, ẩm, gây mưa

- Loại D: độ cao địa hình không phải là nhân tố chủ yếu khiến miền Bắc có mùa đông lạnh, nhân tố độ cao chỉ có biểu hiện rõ nét ở vùng núi cao trên 2000m ở Tây Bắc (Hoàng Liên Sơn).

- B đúng: Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh chủ yếu do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, khiến nền nhiệt mùa đông hạ thấp, có 3 tháng nhiệt độ dưới 180C. 

Chọn B.

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Hà Nội có lượng mưa lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải:

Tháng có lượng mưa lớn nhất ở trạm khí tượng Hà Nội là tháng 8 (trên 320 mm)

Chọn D.


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tinh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 20

Cách giải:

Tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là tỉnh An Giang (263 914 tấn)

Chọn D.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực địa hình nào sau đây cao nhất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải:

Khu vực địa hình cao nhất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là dãy Hoàng Liên Sơn, đây là vùng núi duy nhất nước ta có độ cao trên 2600m. 

Chọn A.


Câu 10:

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Các miền địa lí tự nhiên

Cách giải: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

Chọn A.


Câu 11:

Loại đất chính ở đồng bằng sông Hồng là
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 11 và kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (khu vực đồng bằng) Cách giải:

Loại đất chính ở đồng bằng sông Hồng là đất phù sa sông.

Chọn B.


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây có tỷ lệ diện tích lớn nhất ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11

Cách giải:

Loại đất có tỉ lệ diện tích lớn nhất ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (41%)

Chọn B.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4- 5

Cách giải: Tỉnh tiếp giáp với Campuchia là Tây Ninh.

Chọn C.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải:

Hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất là sông Hồng (21,91%)

Chọn B.


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tinh nào ở Bắc Trung Bộ có diện tích cây cả nghiệp hàng năm lớn nhất ?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19

Cách giải:

Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có diện tích cây công nghiệp hằng năm lớn nhất là Nghệ An.

Chọn C.


Câu 16:

Điểm cực Bắc ở nước ta thuộc tỉnh
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Cách giải:

Điểm cực Bắc của nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Chọn C.


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết trong các dãy núi sau, dãy nào không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải:

Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Định, Tam Điệp đều có hướng Tây Bắc – Đông Nam – Loại A, B, C Dãy núi Phu Luông có hướng vòng cung

Chọn C.


Câu 18:

Dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải: 

Dãy núi Hoàng Liên Sơn có hướng tây bắc - đông nam.

Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều có hướng vòng cung.

Chọn B.


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Cách giải:

Chú ý từ khóa “ý nghĩa tự nhiên” 

Ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa là ý nghĩa về mặt xã hội của vị trí địa lí nước ta, đây không phải là ý nghĩa về tự nhiên.

Chọn C.


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết trong các đô thị sau, đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Cách giải:

Đô thị có quy mô dân số lớn nhất là Hải Phòng (quy mô dân số trên 1 triệu người)

Chọn B.

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vùng núi nào sau đây có thảm thực vật rừng ôn đới núi cao?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12

Cách giải:

Dãy Hoàng Liên Sơn (cao trên 2600m) thuộc vùng núi Tây Bắc là dãy núi duy nhất ở nước ta có đai ôn đới gió mùa trên núi hình thành thảm thực vật ôn đới núi cao. 

Chọn B.


Câu 22:

Cho bảng số liệu: 

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 

(Đơn vị: tỷ đôla Mỹ) 

Năm

2015

2016

2017

2018

Xuất khẩu

174,6

190,5

230,0

261,8

Nhập khẩu

182,5

192,8

231,0

257,6

 

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Tổng cục Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, Việt Nam xuất siêu vào năm nào?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán, nhận xét bảng số liệu

Cách giải:

Cán cân XNK = Xuất khẩu - Nhập khẩu

- Cán cân XNK âm (-) Xuất khẩu > Nhập khẩu xuất siêu

- Cán cân XNK dương (+)Xuất khẩu < Nhập khẩu nhập siêu

- Năm 2018 giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu (261,8 > 257,608 xuất siêu

- Các năm 2015, 2016, 2017 đều có nhập khẩu > xuất khẩu nhập siêu loại B, C, D . 

Chọn A.

Câu 23:

Cho bảng số liệu: 

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA

                                                                                                (Đơn vị: 0C)

 

Địa điểm

Nhiệt độ trunng bình

Tháng 1

Tháng 7

Hà Nội

16,4

28,9

Huế

19,7

29,4

TP. Hồ Chí Minh

258

27,1

 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về biên độ nhiệt trung bình tại các địa điểm trên?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu

Cách giải:

Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ tháng 7 - Nhiệt độ tháng 1 

=> Biên độ nhiệt năm các địa điểm trên là: Hà Nội (12,5 độ C); Huế (9,7 độ C); TP. HCM (1,3 độ C)

=> Hà Nội có biên độ nhiệt năm cao nhất

=> A đúng 

Chọn A.

Câu 24:

Tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhanh chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Cách giải:

Tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm mạnh chủ yếu do hoạt động khai thác rừng quá mức và do cháy rừng. 

Chọn B.


Câu 25:

Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước chủ yếu nhằm
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 

Cách giải: Dân cư nước ta phân bố không đều, khu vực tài nguyên thiên nhiên giàu có dân cư phân bố thưa thớt, thiếu lao động trong khi vùng đồng bằng đô thị hạn chế về tài nguyên lại tập trung dân cư đông đúc. 

Do vậy việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước chủ yếu nhằm sử dụng hợp lí lao động, khai thác hiệu quả tài nguyên.

Chọn A.


Câu 26:

Sự khác biệt rõ rệt về khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta thể hiện ở
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

Cách giải:

Sự khác biệt rõ rệt về khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam của nước ta thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm.

- Lãnh thổ phía Bắc có nhiệt độ trung bình năm trên 200C, trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C

- Lãnh thổ phía Nam có nhiệt độ trung bình năm trên 250C và không có tháng nào dưới 200C. 

Chọn A.


Câu 27:

Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có mùa đông lạnh chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

Cách giải:

- Loại B: Tín phong có tính chất khô, nóng

- Loại C: dải hội tụ chủ yếu gây mưa lớn

- Loại D: độ cao địa hình không phải là nhân tố chủ yếu và lớn nhất, tác dụng giảm nhiệt của độ cao chỉ thể hiện rõ ở vùng núi cao ở Tây Bắc.

- Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có mùa đông lạnh chủ yếu do tác động của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt mùa đông hạ thấp, đặc biệt ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. 

Chọn A.


Câu 28:

Giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động hiện nay ở nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ những hạn chế hiện nay của lao động nước ta khi làm việc ở môi trường nước ngoài

Cách giải:

Lao động nước ta có hạn chế là phần lớn lao động có tay nghề thấp, chưa qua đào tạo, lao động thiếu tác phong công nghiệp đây là những mặt hạn chế lớn nhất của lao động nước ta khi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Do vậy giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động hiện nay ở nước ta là chú trọng đào tạo lao động có tay nghề cao và có tác phong công nghiệp. 

Chọn C.

Câu 29:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta còn cao chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm

Cách giải:

Khu vực thành thị hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, nền kinh tế và khoa học – kĩ thuật phát triển nên thị trường lao động cũng phát triển sâu rộng, đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, phần lớn lao động thành thị nước ta di cư từ nông thôn lên, trình độ còn thấp, chưa qua đào tạo khó có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao.

Chọn C.


Câu 30:

Feralit là loại đất chính ở Việt Nam chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ điều kiện hình thành đất feralit

Cách giải: 

Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit, đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. 

Nước ta địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với thành phần đá mẹ axit, kết hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm nền nhiệt cao nên quá trình phong hóa, hình thành đất feralit càng diễn ra mạnh mẽ, thuận lợi hơn. 

Do vậy feralit là loại đất chính ở Việt Nam

Chọn C.

Câu 31:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cảnh quan ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam 

Cách giải:

Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu xích đạo, nắng nóng quanh năm, nền nhiệt độ trung bình năm cao nên không thể xuất hiện thú lông dày (thú lông dày chỉ có ở vùng khí hậu mát mẻ, lạnh giá)

Chọn D.

Câu 32:

Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 10 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta thể hiện rõ qua các đặc điểm: chế độ nước thay đổi theo mùa, mạng lưới sông ngòi dày đặc, sống có nhiều nước và giàu phù sa. Loại A, B, C

Sông ngòi nước ta có hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung hướng chảy chủ yếu tây – đông là SAI

Chọn D.

Câu 33:

Nguyên nhân nào sau đây tác động mạnh nhất đến việc giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Cách giải:

Hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm chủ yếu do kết quả của chính sách dân số và phân bố lại dân cư lao động. Ngoài ra, mức sống dân cư ngày càng tăng, trình độ dân trí nâng cao, xu hướng sống độc thân, hưởng thụ, tư tưởng gánh nặng sinh con giảm nhẹ hơn nên tỉ lệ sinh cũng giảm dần.

Chọn D.


Câu 34:

Ảnh hưởng chủ yếu của sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Cách giải:

Ảnh hưởng chủ yếu của thiên nhiên phân hóa theo độ cao là cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn. Bên cạnh các giống cây trồng vật nuôi nhiệt đới, nước ta còn có điều kiện phát triển các loài cận nhiệt và ôn đới, các loại cây đặc sản mang giá trị kinh tế cao. 

Chọn B.


Câu 35:

Dân số nước ta còn tăng nhanh chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Cách giải:

Dân số nước ta còn tăng nhanh chủ yếu do quy mô dân số lớn và cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn = hằng năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. 

Chọn A.


Câu 36:

Sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta từ Đông sang Tây có sự khác nhau theo vùng chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Cách giải:

Sự phân hóa thiên nhiên nước ta từ Đông sang Tây có sự khác nhau theo vùng, chủ yếu do tác động kết hợp của độ cao, hướng các dãy núi với sự tác động của các loại gió đông bắc và gió tây nam.

- Giữa Đông Bắc với Tây Bắc: khi Đông Bắc trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh kéo dài thì Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiên nhiệt đới gió mùa, có mùa đông bớt lạnh hơn do tác dụng của bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, hướng Tây Bắc - Đông Nam ngăn cản gió mùa Đông Bắc lấn sau về phía tây và phía nam.

- Giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn: khi Đông Trường Sơn đón các loại gió đông bắc từ biển vào (tín phong bắc bán cầu, gió mùa Đông Bắc cuối đông) đem lại mưa lớn cho đồng bằng ven biển miền Trung thì Tây Nguyên và Nam Bộ đang là mùa khô. Ngược lại khi Tây Nguyên và Nam Bộ đón gió tây nam đem lại mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại là mùa khô, ven biển Bắc Trung Bộ có phơn khô nóng vào đầu hạ. 

Chọn D.


Câu 37:

Cho bảng số liệu: 

DÂN SỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2010-2019

(Đơn vị: nghìn người) 

Năm

2010

2013

2016

2019

Đồng bằng sông Hồng

19 851,9

20 841,9

21 368,4

22 620,2

Đồng bằng sông Cửu Long

17 251,3

17 148,7

17 266,7

17 282,5

 

Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình dân số của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2019, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ

Cách giải:

- Loại B: vì bảng số liệu chỉ có 1 đơn vị

- Loại C: vì biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

- Loại D: vì biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu hoặc cơ cấu

- A đúng: Để thể hiện tình hình dân số, trong 4 năm => biểu đồ cột là thích hợp nhất (cột ghép) 

Chọn A.


Câu 38:

Mùa mưa ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc chủ yếu do
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, liên hệ nhân tố gây mưa chủ yếu cho miền Nam

 Cách giải:

Nam Bộ và Tây Nguyên là khu vực trực tiếp đón các luồng gió tây nam thổi vào lãnh thổ nước ta, đem lại mưa lớn và kéo dài cho miền Nam trong suốt thời kì mùa hạ. 

Hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam là nguyên nhân chủ yếu khiến mùa mưa ở miền Nam kéo dài hơn miền Bắc

Chọn A.

Câu 39:

Cho biểu đồ về tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018: 

 

Cho biểu đồ về tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 (ảnh 1)

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Tổng cục thống kê, 2020) 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ

Cách giải:

Biểu đồ miền có khả năng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu/ sự thay đổi cơ cấu của đối tượng 

Biểu đồ đã cho thể hiện sự thay đổi giá trị GDP của các khu vực kinh tế nước ta trong giai đoạn 2010 – 2018

Chọn D.

Câu 40:

Giải pháp chủ yếu để tăng tỉ lệ dân thành thị của nước ta một cách hợp lí là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa

Cách giải:

Các đô thị nước ta có hạn chế là đô thị hóa phát triển theo hướng tự phát, phần lớn dân cư thành thị tăng lên do sự di dân ồ ạt từ vùng nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm, gây ra nhiều bất cập về kinh tế - xã hội – môi trường 

Giải pháp chủ yếu để tăng tỉ lệ dân thành thị một cách hợp lí là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từ đó tạo tiền đề cơ sở hạ tầng hiện đại, nền kinh tế phát triển cân đối và đa dạng, tạo nhiều việc làm, thu hút dân cư lao động về các khu vực thành thị một cách có quy hoạch, định hướng rõ ràng.

Chọn D. 


Bắt đầu thi ngay