Kế hoạch Nava khi mới ra đời hàm chứa yếu tố thất bại vì
A. Ra đời trong thế bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán
B. Bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương
C. Không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động
D. Phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển
Đáp án A
- Kế hoạch Nava ra đời trong hoàn cảnh Pháp gặp khó khăn, ở thế bị động (Sgk 12 trang 145). Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, Pháp bị thiệt hại nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ Phrăng, vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường.
=> Ngày 7-5-1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Mĩ cử tưởng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
- Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, quân đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu.
+ Để áp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, dù lúc đầu binh lực chưa nhiều, Pháp vẫn phải tập trung quân để tiến công, chiếm đất rồi rải quân ra giữ đất và lập bộ máy thống trị. Như vậy là ngay từ đầu mục tiêu chiến lược đã quyết định trạng thái từ tập trung đến phân tán binh lực.
+Tuy nhiên, trong vài năm đầu, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.
+ Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950.
+ Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng như gà mắc tóc.
+ Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.
=> Như vậy, xuất phát từ hai lí do trên có thể khẳng định, kế hoạch Nava ngay từ khi ra đời đã hoàm chứa yếu tố thất bại.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ý nào dưới đây giải thích không đúng về “cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giành chính quyền bằng bạo lực”?
Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX là
Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định của hội nghị Ianta (1945)?
Điểm giống nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là việc xác định
Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là
Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946) ở Việt Nam thành công
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là
Coi trọng công tác tuyên truyền bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt là phương pháp hoạt động của các tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết hiệp định sơ bộ (6/3/1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?
Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian
1. Hiệp ước Hác – măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa – tơ – nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là
Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 vì
Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất tham gia vào phong trào cách mạng Việt Nam?