“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946-1954)?
A. Nhân dân.
B. Toàn diện.
C. Chính nghĩa.
D. Trưởng kì.
Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau ngày 2/9/1945 và thông tin được cung cấp trong đoạn trích để suy luận.
Cách giải:
- Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Nền độc lập của Việt Nam được khẳng định trên cơ sở pháp lí và thực tiễn.
- Với sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta. Mặc dù đã kí với ta Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước nhưng thực dân Pháp vẫn ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự nhằm biến nước ta thành thuộc địa một lần nữa. Đỉnh điểm là ngày 18/12/1946, chúng gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và để cho chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ hành động.
→ Lúc này, nếu còn nhân nhượng thì ta sẽ mất độc lập nên Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có đoạn: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta càng nhận nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!". Đoạn trích đã phản ánh tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp Việt Nam (1946-1954) vì đây là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
Chọn C.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?
Luận điểm nào dưới đây không thể chứng minh được: Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Các thế lực ngoại xâm có mặt ở Việt Nam từ tháng 9/1940 đến trước 2/9/1945 là
Giai đoạn 1950 – 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác
Trong những năm 1969-1973, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê vích (Nga) đã quyết định thực hiện
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương (1885-1896)?
Năm 1936, ở Việt Nam các Ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?
Sự kiện nào sau đây có tác động, ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc?
Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?
Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập được lần thứ nhất của Đảng và quần chủng cho Cách mạng tháng Tám (1945)?