Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp dưới đây?
a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: “Địa điểm Xlà thị trường không Có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam”. Người thứ hai báo cáo: “Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam".
b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Trường hợp a. Ý kiến của cả hai nhân viên đều phản ánh đúng thực trạng thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài, nhưng nhân viên thứ hai đã nhìn thấy được tiềm năng của thị trường. Từ đây, có thể rút ra bài học kinh doanh: Nếu biết đón đầu, nắm bắt được tiềm năng của thị trường thì việc kinh doanh sẽ có kết quả tốt hơn.
- Trường hợp b. Công ty Y đã khai thác chức năng thông tin của thị trường để tạo nên thành Công trong kinh doanh.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp dưới đây:
a. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh thời trang. Ngoài giờ học, K chụp ảnh các mặt hàng, chỉnh sửa làm cho hình ảnh hàng hoá đẹp hơn rất nhiều so với thực tế để quảng cáo online. Đôi khi, K còn gắn nhãn mác thương hiệu nổi tiếng vào hàng hoá của mình để mọi người tin tưởng. Nhờ đó, lượng khách hàng tương tác ngày càng nhiều, doanh thu của cửa hàng cũng tăng lên đáng kể.
Em có lời khuyên gì dành cho K?
b. H có ý định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ ở nhà kinh doanh đồ ăn nhanh. Theo em, để thành công trong kinh doanh, H cần phải làm gì?
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Thị trường bao giờ cũng gắn với một địa điểm cụ thể như chợ, cửa hàng, siêu thị,...
b. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
c. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.
d. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
e. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hoá.
Em hãy nghiên cứu trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Trên thị trường bất động sản, do việc đầu tư chưa phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng nên lượng căn hộ chung cư cao cấp còn tồn đọng nhiều. Khảo sát nhu cầu thị trường, nhận thấy nhu cầu nhà ở của công nhân các khu công nghiệp rất lớn, Công ty Thương mại xây dựng TX đã chuyển hướng, triển khai dự án c các công trình nhà ở với diện tích nhỏ nhưng nhiều tiện ích, giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của công nhân. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ các căn hộ đã được bán hết, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Câu hỏi:
1/ Thị trường thể hiện chức năng thừa nhận hàng hoá như thế nào?
2/ Công ty Thương mại xây dựng TX đã vận dụng chức năng nào của thị trường để thu được lợi nhuận cao?
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
a) Thị trường là
A. tổng hoà những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán.
B. nơi diễn ra các hoạt động kinh tế: sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
C. toàn bộ hoạt động mua bán, tiêu dùng hàng hoá.
D. nơi diễn ra hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
b) Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào?
A. Đối tượng mua bán, trao đổi.
B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đổi.
C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi.
D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi.
c) Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
B. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.