Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 16. Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 16. Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có đáp án
-
1103 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa gì?
Đáp án đúng là: D
Quyền con người được quy định trong Hiến pháp thể hiện sự tôn trọng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cho thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân nước mình.
Câu 2:
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành mấy nhóm quyền nào?
Đáp án đúng là: B
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được chia thành 3 nhóm:
- Các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị.
- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu 3:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?
Đáp án đúng là: D
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ quan trọng, chủ yếu nhất của công dân thể hiện rõ nhất mối quan hệ pháp lý qua lại, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân, những quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của con người được các Nhà nước dân chủ, tiến bộ thừa nhận, được quy định, thể chế trong Hiến pháp.
Câu 4:
Quyền con người được chia thành mấy nhóm chính?
Đáp án đúng là: A
Quyền con người được chia thành 3 nhóm:
- Các quyền dân sự, chính trị.
- Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương.
Câu 5:
Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân?
Đáp án đúng là: D
Việt Nam đã có những thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân như:
- Hiến pháp 2013 có một chương riêng về "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân".
- Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
- Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân.
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây thuộc quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
Đáp án đúng là: D
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:
- Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở, địa phương và cả nước.
Câu 7:
Mỗi người cần có trách nhiệm gì với Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?
Đáp án đúng là: D
Để quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đi vào đời sống, mỗi người cần tích cực tìm hiểu Hiến pháp để có hiểu biết đầy đủ về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với việc tôn trọng quyền của mình, công dân cần tôn trọng các quyền đó của người khác; tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây chưa thực hiện đúng quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân?
Đáp án đúng là: D
Anh D đã vi phạm quyền bảo mật quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì Hiến pháp đã quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Câu 9:
Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội thuộc lĩnh vực nào và được quy định trong Hiến pháp hay trong luật?
Đáp án đúng là: A
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 10:
Quyền con người là gì?
Đáp án đúng là: D
Quyền con người: những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người và không thể bị tước bỏ bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào.