Trắc nghiệm KTPL 10 KNTT Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án
Trắc nghiệm KTPL 10 KNTT Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án
-
1381 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Câu 2:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nào dưới đây ban hành?
Đáp án đúng là: A
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Câu 3:
Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Đáp án đúng là: A
Pháp luật có tính chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 4:
Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Đáp án đúng là: B
Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
Câu 5:
Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
Đáp án đúng là: B
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 6:
Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
Đáp án đúng là: C
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 7:
Phương án nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật ?
Đáp án đúng là: D
Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Vậy pháp luật có tính tương đối chung không phải đặc trưng của pháp luật
Câu 8:
Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
Đáp án đúng là: A
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
Câu 9:
Pháp luật ra đời từ thời điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Pháp luật do Nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Như vậy, chỉ khi Nhà nước ra đời thì pháp luật mới ra đời.
Câu 10:
Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
Đáp án đúng là: B
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Còn đạo đức là những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, không bắt buộc với mọi đối tượng hoặc có thực hiện hay không tùy vào thái độ của mỗi người.
Câu 11:
Pháp luật không có đặc trưng nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Pháp luật có các đặc trưng sau: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; Tính quyền lực, bắt buộc chung; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung không phải đặc trưng của pháp luật.
Câu 12:
Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
Đáp án đúng là: D
Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện : pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
Câu 13:
Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì sau đây?
Đáp án đúng là: D
Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
Câu 14:
Công an giao thông xử phạt hành chính với hành vi không đội mũ bảo hiểm của anh K. Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp này pháp luật đã thực hiện chức năng quản lí xã hội khi xử phạt hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 15:
Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Việc đánh người gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm hình sự. Theo quy định, nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27% vì vậy M đã vi phạm hình sự.