Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu"? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục?
(*) Tham khảo:
Dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói thì sẽ dễ bị đồng hoá và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, lời dạy của Bác vẫn luôn có giá trị, là nguồn sáng soi đường, chỉ lối cho các bước đi của dân tộc Việt Nam.
Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, em cần tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.
Câu a) Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?
A. Thu hút nguồn vốn từ nước ngoài.
B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.
D. Điều tiết, định hướng.
Câu b) Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu c) Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu d) Khoa học và công nghệ có vai trò
A. then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B. phổ biến các giá trị của quốc gia.
C. giữ gìn truyền thống của dân tộc…
D. chủ động tìm kiếm thị trường.
Câu e) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Em có nhận xét gì về hành vi của các cá nhân, tổ chức trong những trường hợp sau?
a. Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.
b. Bà H nhập hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bản cho người dân.
c. Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.
d. Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học - công nghệ của thành phố.
Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. K và H thảo luận về nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá. K thắc mắc với H: “Sao có thể xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được nhỉ? Vì theo tớ, tiên tiến có nghĩa là hiện đại, mới, loại bỏ cái cũ. Do vậy không thể có một nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc được”.
Nếu là H, em sẽ trả lời K như thế nào?
- Tình huống b. Khi đến nhà bạn chơi, thấy D chỉ rửa hai cái bát mà đổ đầy cả một chậu nước to và vẫn mở vòi cho nước chảy, M liền bảo: “Sao cậu dùng lãng phí nước thế. Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ môi trường đấy". Nghe M nói vậy, D liền đáp: “Tớ dùng nhiều hay ít nước thì có liên quan đến ai đâu, bố mẹ tớ trả tiền nước mà”.
1/ Em có đồng tình với quan điểm của D không? Vì sao?
2/ Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về bảo vệ môi trường?