- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Với bề dày lịch sử mấy nghìn năm, với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam.
- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16/8/1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .
- Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.
Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.
Ngày 2/3/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ nhất, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội Việt Nam
- Ngày 9/11/1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc.
- Do hoàn cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946 - 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách, tổ chức và động viên toàn dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hoàn thiện.
- Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại. Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Một phiên họp Kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026)
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?
a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước.
b) Nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?
Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.
Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng ngoài Tòa án nhân dân tối cao thì còn có các Tòa án khác.
B. Bạn K nói với mọi người Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng.
C. Bạn N khẳng định bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.
D. Bạn G chia sẻ rằng kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ của Tòa án.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?
b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào?
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Phân biệt chức năng của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.
Em đồng ý hay không đồng ý với phát biểu nào dưới đây? Vì sao?
A. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.
C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy Nhà nước.
b) Những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ?
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Theo em, tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào?
Em hãy xử lí tình huống sau:
a) Bạn A chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà vì ghen ghét, đố kị mà thường xuyên đặt điều, nói xấu cán bộ địa phương. Theo em, bạn A nên ứng xử như thế nào để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước.
b) Nếu ở nơi em sinh sống, phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ xử lí như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ nhà nước mà vẫn an toàn cho bản thân?a) Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
b) Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ.
a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?
b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
a) Em hãy cho biết Quốc hội được thành lập như thế nào và có vị trí gì trong bộ máy nhà nước?
b) Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội.