Có nhận định cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ gặp phải những thách thức rất lớn.
Em hãy cùng bạn bình luận và làm rõ nhận định trên. Theo em, những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
* Phát biểu ý kiến: Em đồng ý với nhận định: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ gặp phải những thách thức rất lớn.
* Chứng minh:
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cụ thể:
+ Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội... được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong việc tìm kiếm thị trường, tiếp thu công nghệ trang thiết bị hiện đại,…
+ Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.
+ Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
+ Tạo động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
- Bên cạnh những ưu thế mà hội nhập kinh tế mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn còn một số thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế.
+ Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản.
+ Làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.
+ Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
- Những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là:
+ Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về thị trường, nguồn cung ứng,…
+ Chịu sự phụ thuộc và sự chi phối vào các doanh nghiệp lớn.
+ Nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp do các doanh nghiệp nhỏ không có đủ vốn để có thể tiếp thu những công nghệ, trang thiết bị mới.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây. Vì sao?
A. Mặc dù vốn đầu tư thấp nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn có khả năng trang bị những công nghệ mới và tương đối hiện đại.
B, Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhỏ thường gọn nhẹ, chặt chẽ nên có thể năng động hơn, nhạy bén hơn đối với những thay đổi của thị trường.
C. Doanh nghiệp nhỏ rất năng động nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, phá sản.
D. Doanh nghiệp nhỏ linh hoạt nên sức cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp lớn.
Em hãy sưu tầm thông tin về những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ở nơi em sinh sống và báo cáo kết quả trước lớp.
Em hãy cùng bạn tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại điện tử và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Em hãy cùng các bạn chia sẻ trải nghiệm khi thực hiện dự án ở bài học trước và cho biết những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ mà em đã tìm hiểu.
Em hãy liệt kê những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em. Những chính sách đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ như thế nào?
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp này rất khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá hay tận dụng lợi thế nhờ quy mô, Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên khả năng tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong môi trường hội nhập hiện nay.
Bên cạnh đó, có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Ma-lay-xi-a.
Thông tin 2. Theo số liệu điều tra năm 2019 do Liên doản Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, có tới 35% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các doanh nghiệp vừa và lớn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp; đồng thời, thủ tục vay vốn phiền hà.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết, mỗi thông tin đề cập đến khó khăn nào của doanh nghiệp nhỏ. Theo em, những khó khăn này ảnh hưởng gì đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?
b) Em hãy cùng bạn thảo luận và lấy ví dụ cụ thể về những khó khăn khác mà doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt.
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy phân tích những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ được nhắc đến ở hình 1. Theo em, những đặc điểm này có thể tạo ra những thuận lợi gì cho doanh nghiệp nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh?
b) Em hãy liệt kê những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ được thể hiện ở hình 2. Em biết gì về những chính sách đó? Theo em, những chính sách này có thể tạo ra thuận lợi gì cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?