Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi khi họ thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Pháp luật hình sự có nhiều quy định tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Thông tin 2. Người bị tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi, họ không nhận thức được hành vi của mình.
Thông tin 3. Người có chức vụ, quyền hạn phạm tội tham nhũng bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
a) Theo em, vì sao pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tượng trong thông tin 1?
b) Tại sao người bị tâm thần không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội?
c) Em hãy nhận xét việc xử lí hình sự đối với người có chức vụ phạm tội.
d) Theo em, pháp luật hình sự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Yêu cầu a) Pháp luật hình sự không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình cho những đối tương trong thông tin 1 vì những lí do sau:
- Thứ nhất, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ là vì lợi ích của đứa bé và sự công bằng đối với nó. Thai nhi hoặc trẻ nhỏ có sinh mệnh gắn liền với người mẹ, tử hình người mẹ đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền sống của thai nhi hay ít ra là điều kiện sống tối cần thiết của đứa trẻ mới sinh. Đó là sự chà đạp quyền con người dã man và vô nhân đạo, không thể được chấp nhận trong xã hội văn minh.
- Thứ hai, loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ xuất phát từ đòi hỏi về tính nhân đạo của chính sách pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng.
- Thứ ba, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình đối với người phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ thể hiện sự thừa nhận, tôn vinh của xã hội đối với công lao của người mẹ. Thiên chức sinh sản, nuôi dưỡng của người phụ nữ được tạo hóa sinh ra để tái sản xuất con người, kiến tạo nhân loại. Cho dù người phụ nữ đã phạm tội lỗi ghê gớm đến đâu nhưng việc người ấy đang mang thai, nuôi con nhỏ nghĩa là đang đóng góp công sức lớn đối với sự phát triển của loài người.
- Thứ tư, việc loại trừ hình phạt chung thân, tử hình trong trường hợp này là bởi quyền thực hiện thiên chức làm mẹ là quyền con người thiêng liêng, không thể tước đoạt.
Yêu cầu b) Người bị tâm thần không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì người bị tâm thần không thể nhận thức đầy đủ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm, cũng như hậu quả của hành vi do mình gây ra cho xã hội.
Yêu cầu c) Nhận xét: Người có chức vụ, quyền hạn phạm tội thì cũng bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật đã thể hiện sâu sắc nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự nước ta quy định tất cả tội phạm và các hình phạt đều bình đẳng đối với tất cả mọi người, đối với tất cả những người có hành vi phạm tội.
Yêu cầu d) Theo em, pháp luật hình sự được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc pháp chế: tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong văn bản luật. Việc xác định tội phạm và hình phạt trong áp dụng luật đều phải dựa trên các điều luật cụ thể. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt hoặc miễn giảm hình phạt và các biện pháp khác đều phải do Luật Hình sự quy định.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Pháp luật hình sự nước ta quy định tất cả tội phạm và các hình phạt đều bình đẳng đối với tất cả mọi người, đối với tất cả những người có hành vi phạm tội.
- Nguyên tắc nhân đạo: Hậu quả mà người phạm tội phải chịu theo pháp luật hình sự là hình phạt, biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Pháp luật hình sự xác định hình phạt không gây đau đớn về thể xác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người phạm tội. Đối với hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình cũng đã giới hạn phạm vi.
- Nguyên tắc hành vi và có lỗi:
+ Theo đó, pháp luật hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự quy định.
+ Gắn liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi. Pháp luật hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ khi người đó có lỗi.
- Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự được xác định đúng cho từng người phạm tội. Hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội.
- Nguyên tắc dân chủ: Luật Hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kiên quyết xử lí các hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Quyền lợi của công dân được ghi nhận một cách bình đẳng, được bảo vệ như nhau.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy đọc hội thoại, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hội thoại. Khi thảo luận về pháp luật hình sự, hai bạn Nam và Dũng trao đổi với nhau:
Nam: Mình thấy trên ti vi các cô chú hay nói về tội phạm, vậy có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là tội phạm không?
Dũng: Theo mình thì, tội phạm là hành vi như trộm cắp, buôn bán ma tuý, buồn bản người. Tội phạm có nhiều loại lãm!
Nam: Vậy, tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho mọi người phải không? Dũng: Dùng, nên hình phạt dành cho tội phạm là nặng nhất.
Nam: Mình thấy trên 18 tuổi là người thanh niên, vậy người 14 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm thì có bị xử lí hình sự không?
Dũng: Có trường hợp người 14 tuổi cũng bị Toà án xét xử đấy, nên chắc là có bị xử lý hình sự.
Trường hợp. K đã đủ 16 tuổi, sử dụng xe đạp điện đi trên đường. Do phóng nhanh, vượt ẩu và không quan sát xung quanh nên đã đâm xe vào chị A làm chị A bị thương nặng phải điều trị trong bệnh viện, tỉ lệ tổn thương cơ thể tới 40%.
Câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét ý kiến của Nam và Dũng về tội phạm, hình phạt trong đoạn hội thoại trên.
b) Trong trường hợp trên, K có lỗi không? Vì sao?
c) K có thể bị xử lí hình sự không? Vì sao?
Chị A và anh B là người yêu cũ của nhau, hiện nay anh B đã kết hôn. Anh B đã xâm nhập vào tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của chị A và thấy một đoạn hội thoại chị A nói xấu vợ chồng mình với bạn bằng những thông tin không chính xác. Vợ chồng anh B đã chụp lại toàn bộ đoạn hội thoại rồi đăng lên mạng xã hội và lăng mạ, sỉ nhục chị A. Chị A đã xin lỗi nhưng vợ chồng anh B vẫn tiếp tục hành vi của mình trong một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của chị A.
a) Theo em, trong trường hợp này có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không? Vì sao?
b) Nếu là người thân của chị A, em sẽ làm gì để bảo vệ chị A?
Khẳng định nào sau đây đúng? Vì sao?
A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm.
B. Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị áp dụng mọi loại hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự.
C. Hình phạt chỉ áp dụng đối với hành vi được coi là tội phạm và được quy định trong Bộ luật Hình sự.
D. Công an có thẩm quyền yêu cầu người phạm tội phải chịu hình phạt là cảnh cáo đối với hành vi vượt đèn đỏ.
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Chị A đang nuôi con 21 tháng tuổi nên không bị áp dụng hình phạt tù chung thân
B. Anh N điều khiển xe gắn máy trong tình trạng say rượu và gây tai nạn trên đường nên bị xử lý hình sự.
C. Em T đủ 15 tuổi phạm tội nghiêm trọng nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Ông B là chủ tịch tỉnh X phạm tội tham nhũng nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
E. Bà M sử dụng mạng máy tính để đánh bạc trái phép nên bị phạt tù từ 3 năm
đến 7 năm.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một dự án nhỏ nhằm tuyên truyền về tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội, theo gợi ý:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tác hại của hành vi vi phạm pháp luật hình sự đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lập kế hoạch tuyên truyền: nội dung tuyên truyền; các công việc cần chuẩn bị cho tuyên truyền; địa điểm tuyên truyền; thời gian thực hiện.
- Trình bày kế hoạch của nhóm trước lớp.
Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch cuộc thi vẽ tranh cổ động nhằm tuyên truyền về pháp luật hình sự.
Gợi ý:
- Lập kế hoạch: Mục đích, thể lệ, đối tượng dự thi, thời gian đăng kí, hình thức thi, yêu cầu về sản phẩm, tiêu chí chấm điểm, cơ cấu giải thưởng, xây dựng chương trình,…
- Tổ chức cuộc thi vẽ tranh theo kế hoạch: Địa điểm tổ chức, cách trưng bày sản phẩm, ban giám khảo,…
Anh P bị kết án về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, trở về gia đình, anh P đã rủ rê lôi kéo các bạn học sinh trong lớp của em là D, E, G sử dụng trái phép chất ma túy.
Em hãy nêu những việc cần làm để giúp các bạn D, E, G hiểu và không vi phạm pháp luật hình sự.