Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”
Câu hỏi ở đâu? dùng để hỏi về địa điểm.
a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b) Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :
a) Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào ?”
Trả lời cho câu hỏi như thế nào? là bộ phận chỉ đặc điểm trong câu
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?
a) Vì sao?
b) Như thế nào?
c) Khi nào?
Khoan khoái chỉ đặc điểm trạng thái của cá rô.
Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
Em hãy đọc kĩ đoạn văn, ngắt hơi đúng để điền dấu chấm. Sau mỗi dấu chấm chú ý viết hoa.
Đặt câu hỏi cho những bộ phận câu được in đậm :
a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
Bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân. Em hãy sử dụng câu hỏi vì sao? để hỏi.
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ?
a) Ở các sông.
b) Trong đất.
c) Trong bùn ao.
Em hãy đọc câu thứ 3 của bài (Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra,...)
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?
a) Như cóc nhảy.
b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
c) Nô nức lội ngược trong mưa.
Em hãy đọc kĩ 2 câu cuối, tránh nhầm lẫn các đáp án.
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì ?
a) Cá rô.
b) Lội ngược.
c) Nô nức
Em chỉ ra tên con vật được nhắc đến trong câu.
Tập làm văn :
Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật mà em thích.
1. Đó là con gì, ở đâu ?
- Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành.
2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
- Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình.
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. >
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngỗng,…) mà em biết.
Dựa vào hiểu biết của em về loài chim, hãy viết một đoạn văn ngắn nói về chúng.
- Loài chim đó là gì ?
- Đặc điểm bên ngoài của chúng : màu sắc, đôi chân, cái mỏ, tiếng kêu...
- Chúng có ích lợi gì trong cuộc sống ?
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng :
Cá rô có màu như thế nào ?
a) Giống màu đất.
b) Giống màu bùn.
c) Giống màu nước.
Em chú ý câu đầu tiên của bài.
Chơi ô chữ
a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo hàng ngang ?
- Dòng 1: Người cưới công chúa Mị Nương ( có 7 chữ cái).
- Dòng 2: Mùa rét (lạnh) (có 4 chữ cái).
- Dòng 3: Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo,… (có 7 chữ cái).
- Dòng 4: Ngày tết của thiếu nhi có trăng đẹp (có 8 chữ cái).
- Dòng 5: Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc (có 7 chữ cái).
- Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (có 3 chữ cái).
- Dòng 7: Trái nghĩa với dữ (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ H)
- Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế (có 9 chữ cái).
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :
Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm trong câu, em hãy dùng mẫu câu hỏi như thế nào?