Giải Tiếng Việt lớp 2: Ôn tập giữa học kì 2 Tuần 27
-
169 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”
Câu hỏi Khi nào? dùng để hỏi về thời gian
a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
Câu 2:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :
a) Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
a) Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
- Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào ?
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè.
- Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
Câu 3:
Nói lời đáp lại của em :
Em hãy đáp lại lời cảm ơn với thái độ lịch sự, lễ phép và khiêm tốn.
a) Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm việc tốt cho bạn.
- Không có gì đâu.
b) Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
- Dạ không có gì đâu cụ ạ.
c) Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
- Dạ không có gì đâu bác ạ.
Câu 4:
Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
Em hãy đọc kĩ đoạn văn, ngắt hơi đúng để điền dấu chấm. Sau mỗi dấu chấm chú ý viết hoa.
Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.
Câu 5:
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ?”
Câu hỏi ở đâu? dùng để hỏi về địa điểm.
a) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
b) Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
Câu 6:
Đặt câu hỏi cho những bộ phận câu được in đậm :
a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.
a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ?
b) Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.
- Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu ?
Câu 7:
Nói lời đáp của em :
Em đáp lại lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng.
a) Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.
- Không sao đâu.
b) Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng lầm em.
- Không có gì đâu chị. Chị nghĩ vậy là em mừng lắm.
c) Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.
- Dạ không sao đâu bác.
Câu 8:
Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc : nói hoặc làm động tác để đố nhau tên, đặc điểm và hoạt động của loài chim.
a) Con gì biết bơi, lên bờ đi lạch bà lạch bạch ?
- Đó là con vịt.
b) Mỏ vẹt màu gì ?
- Mỏ vẹt có màu vàng, đỏ hoặc đen.
c) Con chim chích giúp gì cho nhà nông ?
- Con chim chích bắt sâu giúp nhà nông.
Câu 9:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngỗng,…) mà em biết.
Dựa vào hiểu biết của em về loài chim, hãy viết một đoạn văn ngắn nói về chúng.
- Loài chim đó là gì ?
- Đặc điểm bên ngoài của chúng : màu sắc, đôi chân, cái mỏ, tiếng kêu...
- Chúng có ích lợi gì trong cuộc sống ?
Bài mẫu 1 : Tả về con ngỗng.
Nhà em có nuôi rất nhiều ngỗng. Con nào cũng có bộ lông xám mượt mà cùng với chiếc cổ vươn dài. Đôi chân chúng cao, có màu vàng cam. Trứng ngỗng to gấp đôi trứng vịt. Bố bảo loài ngỗng rất thính, vì vậy nó nó còn biết giữ nhà và xua đuổi người lạ. Em rất yêu thích loài ngỗng vì chúng thật có ích với gia đình em.
Bài mẫu 2 : Tả về con chim én.
Cứ mỗi độ xuân về, én lại rủ nhau về tụ hội trên bầu trời. Chim én khoác trên người bộ áo màu xanh đen và nổi bật với phần bụng trắng phau. Đôi cánh chúng xòe rộng. Đuôi có hình chữ V. Hình dáng của chú như một chiếc tàu lượn bé nhỏ trên bầu trời. Buổi chiều trên cánh đồng, đàn én nhanh nhẹn tìm mồi, bắt sâu cho nhà nông. Chim én là sứ giả của mùa xuân, là người bạn của dân cày. Trông chúng thật thảo hiền và thật đáng yêu.
Câu 10:
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào ?”
Trả lời cho câu hỏi như thế nào? là bộ phận chỉ đặc điểm trong câu
a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
b) Ve nhởn nhơ ca hát suốt mùa hè.
Câu 11:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :
Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm trong câu, em hãy dùng mẫu câu hỏi như thế nào?
a) Chim đậu trắng xóa trên những cành cây.
- Chim đậu trên những cành cây như thế nào ?
b) Bông cúc sung sướng khôn tả.
- Bông cúc sung sướng như thế nào ?
Câu 12:
Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :
Em dựa vào từng tình huống để nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ phép.
a) Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.
- Ôi thích quá. Vậy con sẽ tranh thủ học bài sớm để xem mới được.
b) Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.
- Ôi thích quá ! Cảm ơn bạn đã cho mình biết tin vui.
c) Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đọat giải Nhất trong tháng thi đua này.
- Ôi, tiếc quá thầy nhỉ! Tháng sau, chúng em sẽ cố gắng hơn nữa.
Câu 13:
Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú
Tên con vật | Từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm |
---|---|
Hổ | săn mồi, dữ tợn. |
Khỉ | leo trèo giỏi, ăn trái cây, bắt chước rất tài. |
Ngựa | bờm đẹp, phi nhanh, thồ khỏe. |
Gấu | hung dữ, dáng đi chậm chạp, ăn mật ong. |
Câu 14:
Thi kể chuyện về các con vật mà em biết
Em hãy kể những câu chuyện như: Rùa và thỏ, Con cáo và chùm nho, Lừa và Ngựa, Con quạ thông minh, …
Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta vẫn cất tiếng kêu ồm ộp. Vì mải nhìn lên trời, không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu 15:
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?”
Em hãy tìm bộ phận chỉ nguyên nhân trong câu.
a) Sơn ca khô cả họng vì khát.
b) Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
Câu 16:
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
Bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân. Em hãy sử dụng câu hỏi vì sao? để hỏi.
a) Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
- Vì sao bông cúc lại héo lả đi ?
b) Vì mải chơi, đến mùa đông, ve không có gì ăn.
- Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn ?
Câu 17:
Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :
Em đáp lại lời đồng ý với thái độ vui mừng, lễ phép (với người lớn tuổi).
a) Cô (hoặc thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.
- Em cảm ơn cô. Lớp em sẽ rất vui khi cô tới dự ạ.
b) Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đồng ý cho lớp em đi thăm viện bảo tàng.
- Ôi ! Thích quá. Chúng em cảm ơn cô ạ.
c) Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
- Vui quá ! Con cảm ơn mẹ nhiều ạ.
Câu 18:
Chơi ô chữ
a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo hàng ngang ?
- Dòng 1: Người cưới công chúa Mị Nương ( có 7 chữ cái).
- Dòng 2: Mùa rét (lạnh) (có 4 chữ cái).
- Dòng 3: Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo,… (có 7 chữ cái).
- Dòng 4: Ngày tết của thiếu nhi có trăng đẹp (có 8 chữ cái).
- Dòng 5: Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc (có 7 chữ cái).
- Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (có 3 chữ cái).
- Dòng 7: Trái nghĩa với dữ (có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ H)
- Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế (có 9 chữ cái).
b) Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc: SÔNG TIỀN
Câu 19:
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng :
Cá rô có màu như thế nào ?
a) Giống màu đất.
b) Giống màu bùn.
c) Giống màu nước.
Em chú ý câu đầu tiên của bài.
Đáp án: b) Giống màu bùn.
Câu 20:
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ?
a) Ở các sông.
b) Trong đất.
c) Trong bùn ao.
Em hãy đọc câu thứ 3 của bài (Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra,...)
- Đáp án: c) Trong bùn ao
Câu 21:
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?
a) Như cóc nhảy.
b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
c) Nô nức lội ngược trong mưa.
Em hãy đọc kĩ 2 câu cuối, tránh nhầm lẫn các đáp án.
- Đáp án: b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.
Câu 22:
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Trong câu Cá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì ?
a) Cá rô.
b) Lội ngược.
c) Nô nức
Em chỉ ra tên con vật được nhắc đến trong câu.
- Đáp án: a) Cá rô
Câu 23:
Đọc thầm :
Cá rô lội nước
Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.
Bộ phận in đậm trong câu Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa trả lời cho câu hỏi nào?
a) Vì sao?
b) Như thế nào?
c) Khi nào?
Khoan khoái chỉ đặc điểm trạng thái của cá rô.
- Đáp án: b) Như thế nào ?
Câu 24:
Tập làm văn :
Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật mà em thích.
1. Đó là con gì, ở đâu ?
- Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành.
2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?
- Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình.
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?
Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. >
HƯỚNG DẪN VIẾT
Lu là tên chú chó của gia đình em. Đó là giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành. Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân nó phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình. Lu ngoan lắm. Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà. Hễ nghe thấy tiếng động lạ, nó nhanh chóng phóng ra sủa oang oang để báo hiệu cho mọi người biết. Gia đình em ai cũng yêu quý Lu và xem nó như là một thành viên trong gia đình.