Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã; mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân; loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã
|
Hộ sản xuất kinh doanh |
Hợp tác xã |
Quyền hạn quyết định của thành vien |
Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình |
Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã |
Người đại diện theo pháp luật |
Chủ hộ kinh doanh |
Chủ tịch hội đồng quản trị |
Cơ cấu tổ chức |
Chủ hộ kinh doanh, thành viên |
Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên |
Căn cứ phân chia lợi nhuận |
Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất. |
Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp. |
Quyền và trách nhiệm tài sản |
Chịu trách nhiệm vô hạn |
Chịu trách nhiệm hữu hạn |
Quyền khắc và sử dụng con dấu |
Không được khắc dấu |
Được quyền khắc và sử dụng con dấu |
* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân;
|
Hộ sản xuất kinh doanh |
Doanh nghiệp tư nhân |
Bản chất |
- Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp) |
Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ |
Chủ thể thành lập |
- Cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ - (Hoặc) Một số hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh |
- Do một cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm chủ. |
Quy mô Kinh doanh |
- Sử dụng dưới 10 lao động - Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm |
- Lớn hơn hộ kinh doanh - Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động |
Đăng kí kinh doanh |
- Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh - Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu |
- Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp - Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và con dấu |
Cơ cấu tổ chức Quản lí |
Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng |
Cơ cấu quản lí chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh |
Chuyển nhượng |
Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác |
- Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp |
Giải thể |
- Không áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản |
- Áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản |
* Sự khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;
Tiêu chí |
Doanh nghiệp nhà nước |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ sở hữu |
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài); - Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Hình thức tồn tại |
- Công ty cổ phần; - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên.
|
- Công ty cổ phần; - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân. |
Quy mô |
Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế. |
Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. |
Ngành nghề hoạt động |
Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: điện, xổ số kiến thiết... |
Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp. |
* Sự khác nhau giữa: công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
|
Công ty cổ phần |
Công TNHH hai thành viên trở lên |
Số lượng thành viên |
- Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa. |
- Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. |
Cấu trúc vốn |
- Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu. |
- Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau. |
Góp vốn |
- Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. |
- Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. |
Huy động vốn |
- Được phát hành cổ phiếu. |
- Không được phát hành cổ phiếu. |
Chuyển nhượng vốn |
- Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông). |
- Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty). |
Cơ cấu tổ chức công ty |
- Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát); - Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị). |
- Có một mô hình gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát). |
* Sự khác nhau giữa: doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH một thành viên.
Tiêu chí |
Doanh nghiệp tư nhân |
Công ty TNHH 1 thành viên |
Chủ sở hữu |
- Cá nhân |
Tổ chức, cá nhân |
Điều khoản ràng buộc |
- Có |
- Không có |
Vốn điều lệ |
- Góp đủ ngay khi đăng ký |
- Góp đủ trong thời hạn 90 ngày |
Tài sản công ty và tài sản chủ sở hữu |
- Không tách biệt |
- Tách biệt |
Chịu trách nhiệm tài sản |
- Vô hạn |
- Hữu hạn |
Khả năng huy động vốn |
- Hạn chế |
- Đa dạng |
Tư cách pháp nhân |
- Có |
- Không |
Quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp |
- Không có |
- Có |
Tăng, giảm vốn điều lệ |
- Không có điều kiện |
- Có điều kiện |
Cơ cấu tổ chức, quản lý |
- Có 1 mô hình |
- Có 2 mô hình |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Những năm gần đây ở địa phương của A đẩy mạnh phong trào trồng dưa lưới trong nhà mảng, một số hộ gia đình đã bước đầu thành công trong sản xuất kinh doanh. A mong muốn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến kĩ thuật nông nghiệp để sau này có thể phát triển mô hình trồng dưa lưới và các loại cây trồng khác. Khi biết được xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của A, bố mẹ và bạn bè khuyên A không nên học ngành này vì vất vả, không có tương lai.
a) Theo em, A có nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ và bạn bè không? Vì sao?
Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây.
Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?
b) Em hãy xác định mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước
Xử lí thông tin
Thông tin 1. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều mô hình chuyển đổi đa dạng, nhất là mô hình theo hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc. Huyện Vân Hồ cũng là một địa phương có nhiều mô hình như thể. Trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Tráng A Cao ở bản Hua Tạt, xã Văn Hồ với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc đã cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả đến năm 2013 gia đình anh Cao quyết định chuyển đổi cây trồng. Ban đầu khó khăn về vốn, gia đình anh đã vay tiền ngân hàng chính sách xã hội và người thân khoảng 200 triệu đồng để mua giống, phân bón, cải tạo đất. Từ nhận thức đúng về tính hiệu quả của cây ngô, cây lúa, gia đình anh đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, với định hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hưởng hữu cơ, thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích canh tác. Sau 5 năm chuyển đổi cây trồng, gia đình anh đã có thu nhập khá từ vườn cây ăn quả. Đến năm 2018, anh Cao tham gia thành lập hợp tác xã nông nghiệp A Cao gồm 7 thành viên và do chính anh làm Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp này.
Do cần cù, chăm chỉ và mạnh dạn trong chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, gia đình anh Cao có thu nhập ổn định, xây dựng nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị. Anh chính là một tấm gương hội viên nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, một trưởng bản đầy trách nhiệm và là một người Bí thư Chỉ bộ bản gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, là tấm biểu đảng được ghi nhận và nhân rộng. gurong tiêu.
Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy vẫn có đánh giá riêng về vai trò, vị trí và định hướng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, xuyên suốt văn kiện là tinh thần coi doanh nghiệp Việt Nam là một tổng thể gắn bó, liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng, tạo nên năng lực cạnh tranh của đất nước trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và năm 2045. Văn kiện để ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%.
a) Em hãy cho biết các mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi thông tin trên.
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?
Mô hình kinh tế nào dưới đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên?
b) Em hãy cho biết những ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác xã.
Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Loại hình doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp |
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh |
Hình thức sở hữu |
1. Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
|
|
|
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
|
|
|
4. Công ty cổ phẩn |
|
|
|
5. Doanh nghiệp tư nhân |
|
|
|
6. Công ty hợp danh |
|
|
|
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Không nên đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình vì mô hình này có nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
B. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, không có tư cách pháp nhân.
C. Doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ không có lợi thế trong cạnh tranh.
D. Trong công ty cổ phần, các cổ đông được hưởng mức lợi tức như nhau.
E. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên là tổ chức, cá nhân và không giới hạn số thành viên góp vốn.
Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây và nguồn lực cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó.
Em hãy liệt kê các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh và cho biết vai trò của mỗi nguồn lực đó.
Nguồn lực sản xuất |
Vai trò |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể sản xuất.
B. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, các chủ thể cần sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lí.
C. Trong số các nguồn lực đầu vào của sản xuất, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất.
D. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
E. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
b) Em hãy làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh trên.
Em hãy liệt kê các mô hình sản xuất kinh doanh và cho biết đặc điểm của mỗi mô hình.
Tên mô hình sản xuất kinh doanh |
Đặc điểm |
1. |
|
2. |
|
3. |
|