Trường của M tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đảo Trường Sa, tuy nhiên, một số bạn trong lớp lại cho rằng hoạt động này là không cần thiết vì học sinh chỉ cần hiểu rõ địa phương nơi mình sinh sống.
Trong trường hợp trên, nếu là M em sẽ giải thích như thế nào cho các bạn?
- Em sẽ nói với các bạn rằng tìm hiểu về đảo Trường Sa là một cách để hiểu về đất nước, bảo vệ tổ quốc khi có ngoại xâm. Mỗi một chúng ta cần phải có hiểu biết về nơi mình sinh sống và tất cả mọi nơi trên lãng thổ Việt Nam.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc thông tin
Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta.
Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 11 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Em hãy xác định nội dung đường lối đối ngoại của nước ta được thể hiện trong thông tin trên theo quy định của Hiến pháp.
Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Theo em, mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?
Đọc câu chuyện
KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY
Sáng ngày 27/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,... Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.
Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bảo tạm dừng và tạo “điều kiện" để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói:
- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.
Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là "hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bẩm. Rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.
- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.
Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.
Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai "gợi ý”, cả, Bác nói:
- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lí lịch của những người ứng cử đây để Bác xem.
Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc. Bác tự bầu.
a) Theo em, nội dung câu chuyện đã đề cập đến nguyên tắc bầu cử nào được quy định trong Hiến pháp?
Em hãy liệt kê các hoạt động của địa phương trong thực hiện quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị. Theo em, các hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với bản thân và gia đình?
Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.
Em hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B và suy nghĩ của anh G.
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói về nội dung nào của chế độ chính trị được quy định trong Hiến pháp.
Hình thức chính thể của nước ta là gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Mỗi hành vi dưới đây là biểu hiện của hình thức nào về dân chủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi |
Dân chủ trực tiếp |
Dân chủ gián tiếp |
1. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp dân cư. |
|
|
2. Bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. |
|
|
3. Tố cáo hành vi tham nhũng. |
|
|
4. Ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã. |
|
|
5. Góp ý luật khi được Quốc hội trưng cầu ý dân. |
|
|
6. Đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân tham gia xây dựng luật. |
|
|
7. Thực hiện ủy thác của nhân dân quản lí xã hội. |
|
|
8. Khiếu nại hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bản thân. |
|
|
9. Tham gia bàn bạc ý kiến xây dừng khu dân cư văn hóa. |
|
|
Theo Hiến pháp năm 2013, toàn bộ quyền lực nhà nước là thuộc về ai?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Nhân dân thực hiện dân chủ bằng những hình thức nào?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)