Giải bài toán trong Ví dụ 2 bằng cách chọn x là số chó.
Gọi số x là chó, với điều kiện x là số nguyên dương và nhỏ hơn 36
Khi đó, số chân chó là 4x
Vì cả gà và chó là 36 con nên số gà là 36 – x và số chân gà là 2(36 – x)
Tổng số chân là 100 nên ta có phương trình:
4x + 2(36 – x) = 100
⇔ 4x + 72 - 2x = 100
⇔ 2x = 28
⇔ x = 14 (thỏa mãn các điều kiện của ẩn)
Vậy số chó là 14(con)
⇒ Số gà là: 36 – 14 = 22(con)
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng 1/8 số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm 3 bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa, do đó số học sinh giỏi bằng 20% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?
(Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi-ô-phăng, lấy trong Hợp tuyển Hy Lạp - Cuốn sách gồm 46 bài toán về số, viết dưới dạng thơ trào phúng).
Thời thơ ấu của Đi-ô-phăng chiếm cuộc đời. cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi. Thêm cuộc đời nữa của ông sống độc thân. Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh một con trai. Nhưng số mệnh chỉ cho con sống bằng nửa đời cha. Ông đã từ trần 4 năm sau khi con trai mất. Đi-ô-phăng sống bao nhiêu tuổi. Hãy tính cho ra?
Gọi x là số tự nhiên có hai chữ số (ví dụ x = 12). Hãy lập biểu thức biểu thị số tự nhiên có được bằng cách:
a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x (ví dụ 12 → 512, tức là 500 + 12);
b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải số x (ví dụ 12 → 125, tức là 12 x 10 + 5).
Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng 1/2. Tìm phân số ban đầu.
Giả sử hằng ngày bạn Tiến dành x phút để tập chạy. Hãy viết biểu thức với biến x biểu thị:
a) Quãng đường Tiến chạy được trong x phút, nếu chạy với vận tốc trung bình là 180m/ph.
b) Vận tốc trung bình của Tiến (tính theo km/h), nếu trong x phút Tiến chạy được quãng đường là 4500m.