Phát biểu nào đúng?
A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.
B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.
Đáp án đúng là: D
D đúng. Web-mail là dịch vụ đám mây, người sử dụng phải thuê bao dịch vụ thư điện tử (dịch vụ phần mềm).
- A, B sai vì dịch vụ cung cấp dữ liệu không cần qua thuê bao như xem báo điện tử không phải là dịch vụ đám mây.
- C sai vì nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) không cần chạy trên Internet.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Phát biểu nào đúng?
A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.
C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.
D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.
Gọi điện thoại miễn phí qua Zalo, Messenger trên Facebook hay Viber có phải là dịch vụ đám mây không? Tại sao?
Phương án nào dưới đây là đúng?
A. Mỹ là quốc gia sáng tạo ra Internet nên cũng là chủ sở hữu Internet. Các quốc gia khác muốn tham gia vào Internet đều phải được phép của Chính phủ Mỹ.
B. Internet do Liên hợp quốc quản lí. Các quốc gia đều có quyền sử dụng Internet. Ai cũng có thể tự kết nối vào mạng Internet.
C. Internet không có chủ nhưng có một tổ chức điều phối kĩ thuật và chính sách. Các tổ chức hay cá nhân tự nguyện tham gia vào Internet. Để được kết nối, họ sử dụng dịch vụ kết nối của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
D. Internet được hình thành một cách tự phát, các tổ chức hay cá nhân tự thoải thuận với nhau hoặc thuê qua một nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với nhau.
Em có biết một ứng dụng IoT nào không? Nếu có hãy mô tả ứng dụng đó.
Em hãy kể một số ứng dụng sử dụng mạng máy tính trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh.
Trường em có hai phòng máy thực hành cạnh nhau, các máy tính trong mỗi phòng kết nối với nhau qua một mạng LAN. Nếu kết nối hai phòng lại với nhau, trường hợp nào tạo ra một mạng LAN? trường hợp nào tạo ra một mạng WAN?
Camera an ninh trước đây thường hiển thị hình ảnh trực tiếp lên màn hình giám sát và ghi hình liên tục vào đĩa cứng máy tính để lúc cần có thể xem lại.
Ngày nay các gia đình thường dùng IP camera có gắn thẻ nhớ và có kết nối với Internet. Chúng hoạt động như sau:
- Camera có bộ xử lí, luôn phân tích hình ảnh nhận được, chỉ khi nào thấy ảnh động mới ghi hình và lưu thành từng clip ngắn khoảng vài phút. Nếu thẻ đã đầy thì camera tự động xoá clip cũ nhất để lấy chỗ cho clip mới.
- (Những) người sử dụng cài đặt trên điện thoại thông minh một app giám sát.
- Trong chế độ trực tuyến (online), có thể đặt chế độ cảnh báo online, khi nào có ảnh động thì camera gửi cảnh báo về điện thoại di động. Khi thấy có cảnh báo, nếu muốn xem, người sử dụng chọn chế độ xem, video được gửi tới điện thoại.
- Trong chế độ ngoại tuyến (offline), lúc mở app, người sử dụng sẽ thấy danh sách các clip theo trình tự thời gian, có thể mở để xem. Hệ thống camera an ninh này có phải là hệ thống IoT không? Vì sao? Em hãy nêu lợi ích của nó so với giải pháp trước đây (dùng máy tính tại chỗ ghi hình