Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Q = Irt
B. Q = I2Rt
C. Q = IR2t
D. Q = IRt2
Ta có: Q = I2Rt
Trong đó:
+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
+ I: cường độ dòng điện (A)
+ R: điện trở (Ω)
+ t: thời gian (s)
Đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một biến trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?
Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào:
Chọn câu trả lời sai
Nhiệt lượng Q được dùng để đun nóng nước có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 và cốc đựng nước có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2 tăng từ nhiệt độ t10C lên t20C được liên hệ với nhau bởi công thức:
I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
Trong thực tế, khi ta sử dụng các dụng cụ thiết bị điện có sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng, xảy ra 2 trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng
Ví dụ: Khi sử dụng bóng đèn dây tóc, quạt điện, …
+ Trường hợp 2: Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng
Ví dụ: Khi sử dụng máy sưởi dầu, bếp từ, …
II. Định luật Jun – Len-xơ
- Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
- Hệ thức của định luật: Q = I^2.R.t
Trong đó:
+ R là điện trở của vật dẫn (Ω)
+ I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A)
+ t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s)
+ Q là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn (J)
- Cách đổi đơn vị chuyển đổi giữa Jun (J) và calo (cal):
+ 1 J = 0,24 cal
+ 1 cal = 4,18 J
- Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức:
Q = U. I. t =
Chú ý: Có thể sử dụng công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật để tính phần nhiệt lượng mà năng lượng dòng điện đã chuyển hóa thành như trong trường hợp sử dụng ấm điện đun nước.