Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dụng nào sau đây?
A. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được sau đó rút ra quy luật di truyền
B. Tạo dòng thuần chủng
C. Lai phân tích cơ thể P
D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
Đáp án C
Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các nội dung :
- Tạo dòng thuần chủng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được sau đó rút ra quy luật di truyền
- Làm thí nghiệm chứng minh
Vậy không có nội dung lai phân tích P
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:
Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai?
Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
Đặc điểm của đậu Hà Lan giúp cho các kết quả nghiên cứu của Menđen có độ chính xác cao là:
Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, …
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:
Cặp tính trạng nào sau đây không phải là cặp tính trạng tương phản
Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?
Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
Đậu Hà lan có đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền
1. Mang bộ NST đơn giản
2. Mang 7 cặp tính trạng tương phản rõ rệt
3. Là dòng giao phối bắt buộc
4. Là dòng tự thụ phấn rất nghiêm ngặt
Phương án đúng là:
Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Nội dung:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.
- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.
- Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.
- Nội dung:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).
+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.
Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:
- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.
1. Một số thuật ngữ:
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.
- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.
2. Một số kí hiệu
- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.
- × là Phép lai.
- G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).
- F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.