Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau.
Tên các từ cực của nam châm là:
A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam
B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc
C. 1 và 2 là cực Bắc
D. 1 và 2 là cực Nam
Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ 2 và đi vào 1
=> 2 là cực Bắc, 1 là cực Nam
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:
Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là:
Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:
Hãy cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.
Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình móng ngựa sau.
Hãy cho biết, các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
I. Từ phổ
Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sát lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
II. Đường sức từ
1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ
- Dùng bút chì tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam châm trên tấm nhựa, ta sẽ được các đường liền nét, biểu diễn đường sức của từ trường (gọi là đường sức từ).
- Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường. Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.