Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?
A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non
B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa
C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa
D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa
Trong loa điện, lực làm cho màng loa dao động phát ra âm là: Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa
Đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Xét các bộ phận chính của một loa điện:
(1) Nam châm
(2) Ống dây
(3) Màng loa
Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:
Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau:
Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?
Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:
Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:
Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như đứợc dùng chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.
I. Loa điện
1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện
- Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
+ Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
2. Cấu tạo của loa điện
- Bộ phận chính của loa điện gồm:
+ một ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E.
+ một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M.
- Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.
- Trong loa điện, khi có dòng điện có cường độ thay đổi (theo biên độ và tần số của âm thanh) được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động.
Loa điện biến dao động điện thành dao động từ.
II. Rơle điện từ
1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ
- Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
- Cấu tạo: Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non
- Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện thì bóng đèn sáng, vì:
+ Khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2.
+ Lúc đó có dòng điện qua bóng đèn ở mạch điện 2 nên bóng đèn sáng.
2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động
- Hệ thống chuông báo động sử dụng nam châm, có bộ phận chính là:
+ hai miếng kim loại của công tắc K,
+ chuông điện C,
+ nguồn điện P,
+ rơle điện từ có nam châm điện N
+ miếng sắt non S.
- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non S => mạch điện 2 bị ngắt => chuông sẽ không kêu.
- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.