IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 3052 câu hỏi trên 62 trang

Đọc thông tin

HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)

Điều 14

1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Điều 21

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 33

1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 51

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cả nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 61

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.

Điều 63

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (trích)

Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 (trích)

Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự 

1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Toà án. 

2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?

Đọc câu chuyện

HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHỞI TỐ VỤ ÁN DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU HÀNG CẤM

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.

Vụ việc xảy ra tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó doanh nghiệp đăng kí tờ khai hải quan khai báo hàng hoá là đồ nội thất mới 100% từ Pháp, nhưng thực tế hàng hoá nhập khẩu là đồ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.

Cụ thể, Công ty P (có trụ sở tại Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh) đăng kí tờ khai hải quan, khai báo hàng hoá nhập khẩu gồm hơn 40 chủng loại hàng hoá là đồ nội thất các loại, và là hàng mới 100%, có xuất xứ từ Pháp.

Qua nắm bắt thông tin, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra thực tế phát hiện tất cả bàn ăn, tủ trưng bày, đồng hồ, bộ bàn ghế,... nhập khẩu đều là hàng đã qua sử dụng. 

Làm việc với cơ quan Hải quan, đại diện doanh nghiệp cho biết công ty trực tiếp khai báo hải quan để nhập khẩu lô hàng trên. Trong quá trình nhập khẩu doanh nghiệp chỉ đặt hàng theo catalogue do phía đối tác cung cấp nên không biết hàng nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả giám định, xác định Công ty P đã mua hàng hoá là đồ gỗ và đồ gia dụng đã qua sử dụng từ nước ngoài, khai báo gian dối là hàng mới 100% để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật. Tổng giá trị hàng hoá bị cấm nhập khẩu nói trên được định giá gần 300 triệu đồng.

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 do Công ty P thực hiện, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Thủ Đức để phối hợp cùng Viện kiểm sát Thành phố Thủ Đức điều tra, xử lí theo quy định.

(Theo baovephapluat.vn, ngày 06/01/2022)

a) Căn cứ vào đâu Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn "Buôn bán hàng cấm"? 

Đọc thông tin

Báo cáo trước Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ:

“Về phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục những khó khăn do tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khoá, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. [...]

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác.... Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 9 tháng đạt trên 240 tỉ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. [...]

Các hoạt động văn hoá, xã hội được tổ chức theo hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh, nhất là tăng cường các hoạt động trực tuyến. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh. Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người cao tuổi, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiếp tục được quan tâm; thể thao thành tích cao đạt một số kết quả ấn tượng.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm; đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến. Khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước. Tổ chức tốt các kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh cao đẳng, đại học; khai giảng năm học mới, dạy và học trực tiếp, trực tuyến linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh; tích cực triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em" (đã vận động quyên góp được số tiền tương đương hơn 1 triệu máy tính đang triển khai mua để hỗ trợ học sinh trên cả nước có điều kiện học tập trực tuyến). Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ trên các lĩnh vực”.

(Theo chinhphu.vn, ngày 21/10/2021)

a) Nhiệm vụ của Chính phủ được thể hiện trong những lĩnh vực nào qua thông tin trên?

Đọc câu chuyện

Là người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra trong một gia đình khó khăn có đông anh chị em, thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình, quê hương, bản thân thầy D đã không ngừng vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, luôn cố gắng nỗ lực học tập và trở thành thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng, cho trẻ em nghèo quê minh.

Sau khi tốt nghiệp ngành đại học sư phạm, thầy D đã xin về công tác tại một trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của huyện. Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải vượt đèo, vượt suối mới đến được lớp học. Thầy D đã tích cực tham gia hoạt động vận động học sinh đến trường, quan tâm và dạy dỗ các em. Vì vậy, học sinh của lớp thầy D luôn duy trì được nền nếp đi học và có ý thức tốt trong học tập,

Để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy D thường xin các suất học bổng, trợ cấp và tích cực bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu tham gia các đội tuyển học sinh giỏi của trường. Một số học sinh trong lớp của thầy D đã giành được các thành tích nhất định trong các cuộc thi của huyện và tỉnh. Thầy D rất vui vì đã góp phần nhỏ bé của mình giúp nhiều em tiếp tục theo học, nhiều học sinh đã tốt nghiệp, đi học nghề hoặc vào học các trường chuyên nghiệp, đại học để thực hiện ước mơ của mình.

Theo em, thầy D đã thực hiện những quy định nào của Hiến pháp về giáo dục? Điều đó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của địa phương?

Đọc thông tin

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lí và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh để thải trộm hoặc do công trình xử lí, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu,... dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lí xả thải ra môi trường. Điển hình như sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); sự cố cháy nổ tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân, mà còn đe dọa đến trật tự, an ninh xã hội của đất nước.

(Theo moit.gov.vn, 06/9/2021) 

Từ thông tin trên, theo em, cần thực hiện những quy định nào của Hiến pháp để bảo vệ môi trường ở nước ta?