Giải SBT KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường có đáp án
Giải SBT KTPL 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường có đáp án
-
63 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát và cho biết mỗi hình ảnh dưới đây thể hiện quy định của Hiến pháp về lĩnh vực nào trong đời sống. Vì sao?
- Các hình ảnh dưới đây thể hiện quy định của Hiến pháp về lĩnh vực: khoa học, công nghệ, môi trường, văn hóa.
- Vì các bức tranh thể hiện được những vấn đề quen thuộc trong đời sống xã hội được Hiến pháp quy định.
Câu 2:
Nội dung nào sau đây là quy định của Hiến pháp về nền kinh tế của nước ta?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 3:
Theo quy định của Hiến pháp, chủ thể nào giữ vai trò quản lí đất đai, tài nguyên thiên nhiên và khoảng sản?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: B
Câu 4:
Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: B
Câu 5:
Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về kinh tế.
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: A
Câu 6:
Mục đích phát triển nền văn hoá ở Việt Nam theo quy định của Hiến pháp là gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về văn hoá?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Hiến pháp về văn hoá?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về chính sách phát triển giáo dục?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 10:
Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Hiến pháp về giáo dục?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 11:
Theo quy định của Hiến pháp, khoa học, công nghệ giữ vai trò như thế nào trong sự phát triển của đất nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: A
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Đáp án đúng là: D
Câu 13:
Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về môi trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
Câu 14:
Đọc thông tin
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lí và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh để thải trộm hoặc do công trình xử lí, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu,... dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lí xả thải ra môi trường. Điển hình như sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); sự cố cháy nổ tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân, mà còn đe dọa đến trật tự, an ninh xã hội của đất nước.
(Theo moit.gov.vn, 06/9/2021)
Từ thông tin trên, theo em, cần thực hiện những quy định nào của Hiến pháp để bảo vệ môi trường ở nước ta?
- Những quy định của Hiến pháp để bảo vệ môi trường ở nước ta:
+ Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
+ Kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
+ Quán triệt quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho tương lai, cho phát triển bền vững.
+ Nâng cao hiệu quả của hoạt động lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
+ Các chỉ tiêu về môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.
Câu 15:
Đọc câu chuyện
Là người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra trong một gia đình khó khăn có đông anh chị em, thấu hiểu nỗi vất vả của gia đình, quê hương, bản thân thầy D đã không ngừng vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, luôn cố gắng nỗ lực học tập và trở thành thầy giáo để đem cái chữ về cho bản làng, cho trẻ em nghèo quê minh.
Sau khi tốt nghiệp ngành đại học sư phạm, thầy D đã xin về công tác tại một trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của huyện. Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải vượt đèo, vượt suối mới đến được lớp học. Thầy D đã tích cực tham gia hoạt động vận động học sinh đến trường, quan tâm và dạy dỗ các em. Vì vậy, học sinh của lớp thầy D luôn duy trì được nền nếp đi học và có ý thức tốt trong học tập,
Để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy D thường xin các suất học bổng, trợ cấp và tích cực bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu tham gia các đội tuyển học sinh giỏi của trường. Một số học sinh trong lớp của thầy D đã giành được các thành tích nhất định trong các cuộc thi của huyện và tỉnh. Thầy D rất vui vì đã góp phần nhỏ bé của mình giúp nhiều em tiếp tục theo học, nhiều học sinh đã tốt nghiệp, đi học nghề hoặc vào học các trường chuyên nghiệp, đại học để thực hiện ước mơ của mình.
Theo em, thầy D đã thực hiện những quy định nào của Hiến pháp về giáo dục? Điều đó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của địa phương?
- Thầy D đã thực hiện những quy định thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
- Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài.
- Những việc làm ấy giúp cho các học sinh được tiếp tục đến trường, phấn đấu học hành và đạt thành tích tốt trong học tập. Đồng thời, những hành động ấy còn giúp cho địa phương có thêm nhân tài.
Câu 16:
Địa phương của K có một khu di tích lịch sử thu hút đông đảo khách nước ngoài tham quan. Là một học sinh, K đã tham gia hoạt động tình nguyện tại khu di tích. Mỗi khi có khách nước ngoài tham quan, với vốn tiếng Anh của mình, K đã nhiệt tình chỉ dẫn và giới thiệu về các nét đẹp văn hoá truyền thống cho du khách.
Em có nhận xét gì về việc làm của K?
- Việc làm của K giúp cho địa phương phát triển về du lịch, giới thiệu đến với khách du lịch về những văn hóa nét đẹp truyền thống quê hương, nhằm thu hút khách du lịch và để cho khách du lịch hiểu biết hơn về đất nước mình.
Câu 17:
Trường của M tổ chức cuộc thi tìm hiểu về văn hoá của các vùng miền, tuy nhiên, một số bạn trong lớp lại cho rằng hoạt động này là không cần thiết, vì học sinh chỉ cần hiểu rõ và tôn trọng văn hoá của địa phương nơi mình sinh sống.
Nếu là M trong trường hợp trên, em sẽ giải thích như thế nào cho các bạn?
- Nếu là M, em sẽ nói với các bạn rằng mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ và tôn trọng văn hoá của các vùng miền để từ đó xây dựng, phát huy những điều đó. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bản thân chúng ta.
Câu 18:
T rất yêu thích các làn điệu dân ca quan họ. Tuy nhiên, mỗi lần T hát lại bị các ban chê cười với lí do là lạc hậu.
a) Em hãy nhận xét hành vi của các bạn T.
a) T đã biết cách gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, đó là hành động rất đáng khen ngợi.
Câu 19:
b) Nếu là T , trước hành vi của các bạn, em sẽ làm gì để bảo vệ và duy trì các làn điệu dân ca quan họ phù hợp với các quy định của Hiến pháp về văn hoá?
b) Trước hành vi của các bạn, em sẽ nói với các bạn rằng học sinh chúng ta là mầm non của đất nước, chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa, tránh làm mai mòn, thế hệ sau quên lãng.
Câu 20:
M băn khoăn, mảnh đất của nhà mình đã được cấp sổ đỏ, vậy có thuộc tài sản của Nhà nước nữa không?
Căn cứ vào các kiến thức đã học, em hãy giải đáp thắc mắc của M.
- Nhà M được cấp sổ đỏ cho nên mảnh đất ấy không thuộc tài sản của Nhà nước. Theo quy định, sổ đỏ chính là một loại chứng thư mang tính pháp lý được Nhà nước công nhận, xác nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở cùng tài sản khác có trên đất của người chủ sở hữu bìa đỏ đó.
Câu 21:
Doanh nghiệp A đã sử dụng các thông tin về sản phẩm thuốc của Công ty B để quảng bá cho sản phẩm của công ty mình.
Theo em, hành vi của Doanh nghiệp A có vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế không?
- Hành vi của Doanh nghiệp A có vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế. Doanh nghiệp A không trung thực trong việc sử dụng các thông tin về sản phẩm thuốc để kinh doanh.
Câu 22:
Em hãy liệt kê các hoạt động thực hiện các quy định của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương.
- Tuyên truyền mọi người tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
- Tham gia bảo vệ tổ quốc, trật tự xã hội.
- Bảo vệ bí mật quốc gia.
- Tham gia chấp hành các quy định nơi công cộng.
- Tích cực tham gia xây dựng đường làng, phố xóm.