IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1996 câu hỏi trên 40 trang

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

1. Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi thăm quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương. Ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là kì nghỉ thú vị và bổ ích.

2. Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khóa để đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em thấy hứng thú nhất.

3. Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc th timg hiểu về pháp luật giao thông nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Cùng với những phần quà ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đén từng thôn xóm để các gia đình động viên con em mình tham gia cuộc thi.

4. Nhận được thông tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Tòa án xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

a) Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

b) Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào?

Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

Ngày 20-11-1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Viêt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990.

Căn cứ theo Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội Việt Nam và tiếp thu những nội dung của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, tre em có bốn nhóm quyền cơ bản như sau: Nhóm quyền được sống còn; Nhóm quyền được bảo vệ; Nhóm quyền được phát triển; Nhóm quyền được tham gia.

Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em

* Nhóm quyền được sống còn

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em.

Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: có nơi ở, được khai sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe,…Trẻ em còn non nớt về thể chất và tinh thần nên gặp nhiều nguy cơ nhất cho sự sống còn. Vì vậy, trẻ em rất cần được quan tâm, chăm sóc về dinh dưỡng, y tế và tình cảm để duy trì sự sống.

Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em

* Nhóm quyền được bảo vệ

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em

Trẻ em còn non nớt về thể chất, trí tuệ, nhân cách và trải nghiệm cuộc sống nên phải được bảo vệ để chống lại tất cả các hình thức bóc lột lao động, xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc,… Trẻ em cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.

Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em

* Nhóm quyền được phát triển

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được phát triển của trẻ em.

Trẻ em có quyền được phát triển để phát triển toàn diện, bao gồm việc học tập vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để phát triển hài hòa.

Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em

* Nhóm quyền được tham gia

Em hãy đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được tham gia của trẻ em.

Trẻ em có quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như: được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, tôn trọng, được kết giao, được bàn bạc và được quyết định,…

Quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em

Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

- Hương là học sinh sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

- Thấy bác lao công đang quyét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ sữa xuống sân để bác dọn.

- Biết Phương định bóc thư của bạn khác để xem, Minh đã  khuyên Phương không nên làm như vậy vì sẽ xâm phạm quền bí mật thư tín.

- Ngày nào bố mẹ cũng phải nhắc Thắng học bài nhưng bạn chỉ ôn bài sắp tới kì kiểm tra.

- Nhiều người đã chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi diện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

- Gia đình Liên tìm mọi cách để anh trai không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Biết chuyện Liên không tán thành và khuyên anh nên thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Nhà trường lấy ý kiến của học sinh nhưng Trang không tham gia vì cho rằng ý kiến của em sẽ không được thực hiện.

- Hùng luôn tích cực học tập và rèn luyện để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.

a) Em hãy xác định những bạn đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Vì sao?

b) Là học sinh em đã được hưởng quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng các nghĩa vụ đó?

Quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu công dân theo Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 6 đã thông qua ngày 28-11-2013. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được qui định trong Chương II. Đó là các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được qui định trong Hiến pháp năm 2013; Hãy ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp.

1. Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 27);….

2. Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo họ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 23); quyền bình đẳng giới (Điều 26), quyền tự do kết hôn và li hôn (Điều 36),….

3. Nhóm quyền kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền có việc làm (Điều 35), quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32),….

4. Nhóm quyền văn hóa: quyền học tập (Điều 39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40); quyền đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38),…

5. Các nghĩa vụ cơ bản công dân phải thực hiện: trung thành với Tổ quốc (Điều 44), thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46); nộp thuế (Điều 47); bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ học tập (Điều 39)…

Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền

Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

Thông tin

Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (trích)

Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân( trích)

1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam

Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Điều 17. Quốc tịch của tẻ em sinh ra có cha mẹ là người Việt Nam

1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

a) Căn cứ nào để xác định một người là quốc tịch công dân Việt Nam?

b) Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

- Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

- Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

- Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai