Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 3)

  • 3431 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

A. Kiểm tra Đọc

Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt

CHUYỆN BÁN HÀNG

      Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

      Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

      Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

      Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...

      Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

      Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

      Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

Truyenngan.com.vn

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

 

Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 4:

Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 8:

Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc.


Câu 9:

Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây:

Trạng ngữChủ ngữVị ngữ
  
Xem đáp án

Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây:

Trạng ngữChủ ngữVị ngữ
Chỉ cần một chút khéo léobà chủđã bán ớt nhanh hơn

Câu 10:

Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản?

Xem đáp án

+ Tuy nhà nghèo nhưng Lan học rất giỏi.

+ Cùng là anh em một nhà nhưng Huy thì cao còn Hoàng lại rất thấp.


Câu 11:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả(nghe-viết)

Bài: Thầy cúng đi bệnh viện

(từ "Cụ Ún làm nghề thầy cúng .....mới chịu đi" - Sách Tiếng Việt 5, tập 1, tr 158)

Xem đáp án

Đánh giá cho điểm chính tả:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,25 điểm toàn bài.


Câu 12:

II. Tập làm văn:

Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.

Xem đáp án

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 8; 7,75; 7,5; .......1,75; 1,5; 1,25; 1,0; 0,75; 0,5; 0,25.

Bài mẫu:

      Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

      Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

      Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

      Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.


Bắt đầu thi ngay