Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra KHTN 7 giữa học kì 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
-
1997 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây là kĩ năng nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Đáp án đúng là: D
Sau khi thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là kĩ năng phân loại.
Câu 2:
Đáp án đúng là: B
Hình thành giả thuyết là dựa trên những quan sát và phân tích, có thể đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết.
Câu 3:
Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta dùng dụng cụ đo nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện, vì:
- Có thể tự động đo thời gian khi vật đi qua thiết bị cảm biến.
- Thích hợp đo thời gian của vật khi chuyển động nhanh giúp cho sai số nhỏ.
Câu 4:
Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
Đáp án đúng là: C
Trong nguyên tử:
+ Electron mang điện tích âm;
+ Proton mang điện tích dương;
+ Neutron không mang điện.
Câu 5:
Cho sơ đồ nguyên tử nitrogen như sau:
Số hạt mang điện trong nguyên tử nitrogen là
Đáp án đúng là: B
Quan sát mô hình nguyên tử nitrogen ta thấy:
+ Lớp vỏ nguyên tử có 7 electron.
+ Điện tích hạt nhân nguyên tử là +7 suy ra nguyên tử có 7 proton.
Số hạt mang điện trong nguyên tử nitrogen là tổng số proton và số electron và là 14 (hạt).
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
(2) Điện tích hạt nhân bằng tổng điện tích của các hạt proton trong nguyên tử.
(3) Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
(4) Proton và electron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: C
Phát biểu đúng: (1), (2), (3)
Phát biểu sai: (4)
Sửa phát biểu sai: Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron.
Câu 7:
Cho nguyên tử magnesium có 12 proton trong hạt nhân. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: D
Phát biểu D không đúng vì số hạt mang điện trong magnesium bằng tổng số proton và số electron và bằng 24.
Câu 8:
Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 1 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,7 km. Hỏi bạn A đi mất bao nhiêu lâu?
Đáp án đúng là: B
Tóm tắt
v = 0,3 m/s
s = 0,7 km = 700 m
t = ?
Lời giải
Thời gian bạn A đến thư viện là:
11,67 phút
Câu 9:
Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian |
Trần Dự |
100 m |
10 |
Nguyễn Đào |
100 m |
11 |
Ngô Khiêm |
100 m |
9 |
Lê Mỹ |
100 m |
12 |
Đáp án đúng là: C
Từ bảng số liệu ta thấy, thời gian chạy cùng một quãng đường của bạn Ngô Khiêm là nhỏ nhất nên bạn Khiêm chạy nhanh nhất.
Câu 10:
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ?
Đáp án đúng là: C
Đơn vị của tốc độ là km/h.
Câu 11:
Tốc độ của vật là
Đáp án đúng là: A
Tốc độ của vật là quãng đường vật đi được trong 1 s.
Câu 12:
Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Tóm tắt
v = 5 m/s
t = 20 phút = 20 . 60 = 1200 s
s = ?
Lời giải
Quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là
s = v. t = 5 . 1200 = 6000 (m)
Câu 13:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:
Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
Đáp án đúng là: B
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 14:
Một vật chuyển động thẳng có đồ thị quãng đường – thời gian như hình vẽ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Dựa vào đồ thị ta thấy, khi vật xuất phát (t = 0) thì vật ở vị trí cách gốc toạ độ O là 5m.
Câu 15:
Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
Đáp án đúng là: B
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang để đo tốc độ của vật.
Câu 16:
Khi đo tốc độ của bạn Minh trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
Đáp án đúng là: B
Khi đo tốc độ của bạn Minh trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Minh về đích. Sau đó lấy 200 m chia cho khoảng thời gian sẽ thu được tốc độ của bạn Minh.
Câu 17:
Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là
Đáp án đúng là: B
Thời gian chạy trung bình của bạn học sinh trong ba lần đo là:
Thời gian chạy của bạn học sinh trong lần đo 2 là:
Câu 18:
Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
Đáp án đúng là: A
Biển báo trên có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
Câu 19:
Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
Đáp án đúng là: D
A, B, C đều đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Câu 20:
Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là
Đáp án đúng là: A
Tốc độ của ô tô là:
Câu 21:
Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
Đáp án đúng là: D
Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:
- đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…
- tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.
- chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.
Câu 22:
Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?
Đáp án đúng là: B
Cơ thể người lấy một số chất từ môi trường như oxygen, chất dinh dưỡng, nước và thải ra các chất như carbon dioxide, chất thải.
Câu 23:
Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là
Đáp án đúng là: D
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 24:
Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và sinh sản của các loài sinh vật.
Câu 25:
Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
Đáp án đúng là: A
Việc đưa que đóm có tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không. Nếu có khí oxygen thoát ra tàn đóm sẽ bùng cháy lại.
Câu 26:
Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển thành hóa năng.
Câu 27:
Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào thịt lá có bào quan lục lạp có chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 28:
Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là glucose và oxygen.
Câu 29:
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan là ti thể.
Câu 30:
Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là
Đáp án đúng là: D
Phân giải là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Câu 31:
Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì
Đáp án đúng là: C
Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì sự sống, sinh trưởng và phát triển của sinh vật không được duy trì, dẫn tới sinh vật sẽ chết.
Câu 32:
Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
Đáp án đúng là: A
Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày là quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể chứ không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.
Câu 33:
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
Đáp án đúng là: C
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
Câu 34:
Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?
Đáp án đúng là: A
Thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp vì nó có chứa chất diệp lục, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Câu 35:
Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?
Đáp án đúng là: D
Người đang chơi thể thao có cường độ hoạt động mạnh nhất, các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Nồng độ oxygen giảm càng thấp (dưới 5%) thì cường độ hô hấp giảm.
Câu 37:
Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
Đáp án đúng là: B
Các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào xuống mức tối thiểu.
Câu 38:
Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì
Đáp án đúng là: D
Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì cây thủy sinh sẽ thực hiện quá trình quang hợp, cung cấp thêm oxygen giúp cá hô hấp tốt hơn.
Câu 39:
Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
Đáp án đúng là: B
Không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng hô hấp vẫn diễn ra, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
Câu 40:
Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì
Đáp án đúng là: A
Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.