IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Trắc nghiêm Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm có đáp án

Trắc nghiêm Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm có đáp án

Trắc nghiêm Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm có đáp án

  • 461 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặt một kim trên giá đỡ thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm chỉ dọc theo hướng nào?

Đặt một kim trên giá đỡ thẳng đứng như hình sau. Khi đứng cân bằng, kim nam châm chỉ dọc theo hướng nào? (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi ở trạng thái cân bằng tự do, thanh nam châm hay kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam khi ở trạng thái cân bằng tự do?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi ở trạng thái tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng địa lý nam bắc. Đầu nam châm hướng về cực Bắc của Trái đất được gọi là cực từ Bắc, đầu kia của nam châm là cực từ Nam hướng về cực nam của Trái đất.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – đúng. Mỗi nam châm có 2 từ cực, đầu hướng về cực bắc địa lí của Trái đất gọi là cực từ Bắc, cực hướng về cực nam địa lý của Trái đất gọi là cực từ Nam.

B – sai. Mỗi nam châm có 2 cực là cực Bắc và cực Nam.

C – đúng. Cực Bắc kí hiệu là chữ N (là chữ cái đầu trong từ North); cực Nam kí hiệu là chữ S (là chữ cái đầu trong từ South).

D – đúng. Nam châm có khả năng hút các kim loại thuộc vật liệu từ như: sắt, niken, côban… Nam châm không có khả năng hút các kim loại như đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.


Câu 4:

Chọn câu đúng khi nói về tính chất của nam châm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A, C, D sai

B - đúng vì nam châm chỉ có khả năng hút các vật thuộc vật liệu từ như sắt, niken, côban…


Câu 5:

Làm thế nào để nhận biết một thanh kim loại có phải nam châm hay không?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A, B, D – sai

C – đúng vì nam châm là vật có khả năng hút sắt nên để kiểm tra xem thanh kim loại đó có phải nam châm hay không thì đưa nam châm lại gần các vụn sắt, nếu hút thì đó là nam châm.


Câu 6:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành câu đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm.

Nam châm có thể …(1)… hoặc …(2)…. nam châm khác, các cực cùng tên thì… (3)… nhau, các cực khác tên thì……(4)…nhau.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nam châm có thể đẩy hoặc hút nam châm khác, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.


Câu 7:

Nam châm có thể hút được các vật liệu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nam châm có khả năng hút các kim loại thuộc vật liệu từ như: sắt, niken, côban… Nam châm không có khả năng hút các kim loại như đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.


Câu 8:

Lực hút hoặc đẩy khi đưa hai nam châm lại gần nhau được gọi là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lực hút hoặc đẩy khi đưa hai nam châm lại gần nhau được gọi là lực từ.


Câu 9:

Cho hai thanh kim loại luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A – sai vì hai thanh nam châm có thể đẩy hoặc hút nhau.

B – sai vì đề bài cho hai thanh luôn hút nhau nên ít nhất 1 trong 2 phải là nam châm.

C – đúng. Vì hai thanh luôn hút nhau nên một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại là vật liệu từ.

D – sai do A, B không thể xảy ra.


Câu 10:

Trong bệnh viện, bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân bằng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt nên bác sĩ có thể sử dụng nam châm để hút các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân.


Bắt đầu thi ngay