Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 8 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)
-
1046 lượt thi
-
1 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đề bài: Em hãy thuyết minh về thể thơ lục bát.
Dàn ý
Bài văn thuyết minh: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
A. Mở bài: Giới thiệu thể thơ lục bát: là sản phẩm riêng, sáng tạo của dân tộc ta.
B. Thân bài:
- Nguồn gốc hình thành thể thơ lục bát: Chưa xác định được chính xác thời gian xuất hiện, ra đời của thể thơ này. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Ðức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hãn, 1951). Hoàng Xuân Hãn viết: Bài thơ này Lê Ðức Mao làm khi còn ở Ðông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504.
(Dẫn theo tiểu luận về Thể thơ lục bát của Viên Linh).
- Bố cục thể thơ lục bát:
+ Bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.
+ Thường bắt đầu bằng một câu 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ.
- Đặc điểm của thể thơ lục bát:
+ Thường gieo nhịp điệu chẵn.
+ Gieo vần: Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.
+ Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ.
+ Ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường.
+ Ngoài thể lục bát truyền thống như trên, còn có lục bát biến thể (nới lỏng niêm luật, số chữ).
- Các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát.
- Giá trị của thể thơ: là sản phẩm riêng sáng tạo độc đáo, thuần túy của dân tộc, làm phong phú kho tàng thơ ca nước nhà.
(Với các thể thơ khác, HS làm theo gợi ý về dàn ý tương tự)
C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của thể thơ với nền thơ ca dân tộc nói chung.