IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Văn Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2

Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 8 Học kì 2

Luyện tập Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận     

  • 1002 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đôHịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Xem đáp án

Dàn ý

A. Mở bài:

- Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.

- Nhấn mạnh vào hai văn bản Chiếu dời đô Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.

B. Thân bài:

*Văn bản: Chiếu dời đô với Lý Công Uẩn

- Viết theo thể chiếu (chiếu chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân) nhưng tác giả gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe ý nghe của quần thần.

+ Một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh sẽ được đón nhận một cách trang trọng, và là mệnh lệnh bắt buộc mà dân chúng phải tuân theo.

+ Nhưng tác giả Lý Công Uẩn khéo léo trong việc sử dụng bài chiếu là lời tâm sự, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận nước khiến cho người nghe không có cảm giác sợ hãi.

+ Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện nhân dân, ngôn từ lắng đọng, có sức cô đúc, có sức thuyết phục lâu bền.

- Sự lãnh đạo anh minh thể hiện ở:

+ Tầm nhìn chiến lược trong việc lựa chọn thành Đại La làm kinh đô phát triển đất nước. ( Đại La là nơi trung tâm của trời đất, nơi có muôn vật phong phú tốt tươi, mưa thuận gió hòa, địa thế bằng phẳng…)

+ Biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của dân chúng chứ không chạy theo cái lợi trước mắt, vì thế Lý Công Uẩn suy xét kĩ lưỡng trước những hành động của mình.

+ Ông chọn Đại La làm kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp với khi cần phòng thủ như thời Đinh, Lê.

+ Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ông có tư tưởng "dân chủ", để nhân dân được nói lên nguyện vọng của mình.

- Lịch sử chứng minh sự anh minh của Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long - Hà Nội sau 1000 năm vẫn trong tư thế con rồng bay lên, ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc.

*Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

- Trần Quốc Tuấn có cách suy nghĩ của một vị minh tướng lỗi lạc, một chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung vừa nghiêm khắc.

- Vai trò người lãnh đạo anh minh thể hiện ở việc:

+ Nhìn thấy rõ tình thế của nước nhà lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất lúc bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ châu Á đến tận Châu Âu.

+ Sự anh minh khi dẫn ra những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của quân sĩ.

+ Ông hiểu rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nên ông khích lệ tinh thần tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt kẻ thù ngoại xâm.

+ Hịch tướng sĩ ra đời tác động mạnh mẽ tới nhuệ khí của quân sĩ bởi ông biết phân tích phải trái, đúng sai dưới góc nhìn của người yêu nước, căm thù giặc ( trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch).

+ Qua Hịch tướng sĩ ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không sử dụng uy quyền mà lấy việc thu phục làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công.

+Lịch sử đã chứng minh sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn dẹp tan giặc Mông - Nguyên, mang lại sự tự do cho dân tộc.

C. Kết bài: Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.


Câu 2:

Từ bài Bàn luận về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành.

Xem đáp án

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm bàn về phép học của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, sau đó chỉ ra luận điểm quan trọng nhất là mối quan hệ giữa học với hành.

  Thân bài:

  Giải thích

    - Học là hoạt động của trí óc để tiếp thu kiến thức mới, những điều chưa biết, mục đích của việc học phải chân chính.

    - Hành là áp dụng những điều học được vào thực tế để kiến thức trở nên hữu ích

    Học và hành phải đi đôi với nhau

    - Nếu học chỉ để chất chứa hàng loạt kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng

    Học mà không hành thì thực sự vô ích. Phải đem cái học ra áp dụng vào thực tế để kiến thức đó trở nên có giá trị

    - Mối quan hệ giữa học hành là mối quan hệ mật thiết: nếu chỉ chú trọng việc nạp kiến thức sách vở, chỉ học hành sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế, điều này hạn chế khả năng sáng tạo.

    + Nhưng nếu chỉ "hành" mà không học thì chỉ là sự mò mẫm, dò đường, sẽ tốn thời gian mà kết quả không như ý muốn.

    + Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, thực hành giúp củng cố hoàn chỉnh.

    + Đây cũng là phương pháp của việc thực học, tránh việc học rập khuôn lý thuyết.

    Liên hệ tới thực trạng học của bản thân

  KB: Khẳng định "bàn về phép học" của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến nay vẫn là chân lý giúp chúng ta học tập đúng đắn, chỉ rõ mối quan hệ giữa việc học và hành.


Câu 3:

Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”

Xem đáp án

Mở bài: Trích dẫn câu nói của Gorki

   Nêu giá trị của sách với cuộc sống của con người. Nêu ý nghĩa từ câu nói của Maxim.

Gorki.

  Thân bài:

   - Giải thích câu nói của Maxim Go-rơ-ki: Sách là nguồn kiến thức.

    + Sách lưu giữ nguồn tri thức của nhân loại từ ngàn đời nay.

    + Sách cung cấp đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại vượt qua không gian, thời đại.

    + Sách là kho tàng tri thức, ngoài ra những cuốn sách có giá trị còn được coi là những cột mốc phát triển trên con đường học thuật của nhân loại.

   - Tầm quan trọng của sách với con người.

    + Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, tích lũy, nâng cao nhận thức, trình độ cá nhân.

    + Đọc sách có thể chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường đời, con đường học vấn, nhằm phát hiện ra thế giới mới.

    + Đọc sách chính là tìm con đường sống.

    + Cuộc sống luôn cần kiến thức, kinh nghiệm để mở mang hiểu biết và tìm ra nghề chân chính để tồn tại.

    + Cuộc sống và xã hội càng phát triển, con người càng cần phải trau dồi kiến thức nhiều hơn.

    + Nêu tác dụng của sách.

   - Nếu không có sách cuộc sống của con người.

    + Coi thường đọc sách là xóa bỏ kinh nghiệm quá khứ, làm cho xã hội thụt lùi, chậm tiến.

    + Thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán, tăm tối.

    + Không có sách hiểu biết của con người thụt lùi so với thời đại, thiếu hiểu biết.

    + Sẽ không có kinh nghiệm, kiến thức được lưu lại cho thế hệ mai sau.

   → Sách là kiến thức- con đường sống của con người.

  Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của sách đối với con người.


Bắt đầu thi ngay