IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Địa lý Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 9 có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 9 có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 3)

  • 1942 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? 

Xem đáp án

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.

Đáp án: A.


Câu 2:

Vùng Đồng bằng sông cửu Long nằm ở phía nào của vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam của Đông Nam Bộ. Phía Đông, phía Nam, Tây Nam tiếp giáp biển Đông. Phía Tây Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia

Đáp án: C.


Câu 3:

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 

Xem đáp án

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: C


Câu 4:

Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là 

Xem đáp án

Trả lời: Trong các ngành công nghiệp được nêu ra, ngành chế biến nông sản (lương thực, thực phẩm), dệt may cần nhiều lao động nhất.

Đáp án: D.


Câu 5:

Vùng Đồng bằng sông Cửu long, diện tích đất chiếm nhiều nhất là 

Xem đáp án

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu long, là vùng đồng bằng nên chủ yếu là đất phù sa. Trong đó, diện tích đất chiếm nhiều nhất là đất phèn, đất mặn. Chiếm 2,5 triệu ha. Đất phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha.

Đáp án: C.


Câu 6:

Vùng nào sau đây là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước:

Xem đáp án

Trả lời: Vùng Đồng bằng sông Cửu long, là vùng vựa lúa lớn nhất nước ta, nơi có nhiều điều kiện trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi vịt, lợn nên là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước.

Đáp án: B.


Câu 7:

Khó khăn lớn trong phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là: 

Xem đáp án

Trả lời: Khó khăn lớn trong phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. Môi trường đang bị ô nhiễm.

Đáp án: D.


Câu 8:

Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long? 

Xem đáp án

Trả lời: Đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn khoáng sản hạn chế chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng nên khoáng sản không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Đáp án: D.


Câu 9:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên các trung công nghiệp của 3 tỉnh giáp biển ở Đồng bằng Sông Cửu Long Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. 

Xem đáp án

Hướng dẫn trả lời:

Có thể nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Cà Mau: Cơ khí, chế biến chế biến nông sản.

Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản


Câu 10:

Nêu các biện pháp phòng chống lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Xem đáp án

Hướng dẫn trả lời:

   - Xây dựng công trình ngăn lũ, thoát lũ, chương trình cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên chịu ngập lũ ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây được xem là chương trình trọng điểm quốc gia, trực tiếp đảm bảo cho nhân dân vùng lũ có cuộc sống an toàn, ko phải di rời khi lũ về. Điều này góp phần hạn chế thiệt hại do lũ gây ra nhất là thiệt hại về người.

   - Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ huật (như giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới để đời sống người dân vùng lũ được cải thiện.

   - Sau lũ cần tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

   - Sử dụng 1 số biện pháp y tế để đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, phát các loại thuốc cần thiết, giảm thiểu tối đa việc phát sinh và lan truyền dịch bệnh.

   - Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu thiệt hại nhỏ nhất, vùng cũng có những biện pháp để thay đổi cơ cấu mùa vụ, thu hoạch vụ mùa trước bão.


Câu 11:

Cho bảng số liệu: 

 BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng1995200220102014Đồng bằng sông Cửu Long819,21252,52999,13619,5Cả nước1584,42647,45142,76322,5

Hãy:

a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

 

Xem đáp án

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng

1995

2002

2010

2014

Đồng bằng sông Cửu Long

51,7

47,3

58,3

57,2

Các vùng khác

48,3

52,7

41,7

42,8

Cả nước

100

100

100

100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính

   - Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 9 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

 

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).


Bắt đầu thi ngay