Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
-
491 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số
Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao. Năm 1989: 195 người/km2, năm 2003: 246 người/km2 (thế giới: 47 người/km2), năm 2016: 280 người/km2 (thế giới: 57 người/km2).
Đáp án: C.
Câu 2:
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt.
Đáp án: B.
Câu 3:
Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi, hải đảo dân cư tập trung thưa thớt.
Đáp án: D.
Câu 4:
Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp, trình độ đô thị hóa thấp.
Đáp án: B.
Câu 5:
Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp và phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Một số đô thị tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…
Đáp án: A.
Câu 6:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng
Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng là số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng do quá trình đô thị hóa.
Đáp án: A.
Câu 7:
Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do
Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đáp án: C.
Câu 8:
Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành
Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành: Công nghiệp, dịch vụ vì đây là nơi tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Đáp án: B.
Câu 9:
Vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là
Đáp án C.
- Công thức: Mật độ dân số = Dân số / diện tích (người/km2).
- Áp dụng công thức, ta có: Mật độ dân số = 20,7 / 15000 x 1000000 = 1380 người/km2.
Câu 10:
Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là
Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).
Đáp án: D.
Câu 11:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị?
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án: C.
Câu 12:
Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư… -> A,B,D sai.
Hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là: nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
Đáp án: C.
Câu 13:
Nhận định nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta?
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.
Đáp án: D.
Câu 14:
Qúa trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
Đáp án: A.
Câu 15:
Cho bảng số liệu sau:
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là
Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 5 năm.
=> Dựa vào dấu hiệu nhiện dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là biểu đồ miền
(Lưu ý: Cần tính toán xử lí số liệu ra % trước khi vẽ)
Đáp án: B.
Câu 16:
Cho bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là
Đề bài yêu cầu “thể hiện cơ cấu” và trong 2 năm -> A đúng.
Đáp án: A.
Câu 17:
Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì
Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.
Đáp án: C
Câu 18:
Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp -> phần lớn lao động vẫn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nên phần lớn dân cư vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.
Đáp án: B
Câu 19:
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực nguyên nhân chủ yếu do
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước…. tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên.
- Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.
Đáp án: B.
Câu 20:
Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?
Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn diễn ra chậm -> các ngành kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người dân ở các thành thị -> gây ra tình trạng thất nghiệp.
Đáp án: D