Đề thi Hóa 8 giữa kì 1 có đáp án (Đề 3)
-
3850 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
(2 điểm):(Cho nguyên tử khối của: Na = 23, O = 16, C = 12, H = 1)
a. Tính phân tử khối của từng phân tử có CTHH sau: C6H12O6 và Na2O
b. Kể tên những hạt mang điện trong nguyên tử, kí hiệu và điện tích của những hạt đó?
a. Phân tử khối của C6H12O6 là: 12.6 + 12 + 16.6 = 180 đvC
Phân tử khối của Na2O là: 23.2 + 16 = 62 đvC
b. Những hạt mang điện trong nguyên tử là:
+ Proton, kí hiệu là p, điện tích dương (+)
+ Electron, kí hiệu là e, điện tích âm (-)
Câu 2:
(1,5 điểm):
2Mg + O2 2MgO
Nếu sau phản ứng thu được 16 gam MgO. Hãy tính khối lượng Mg và O2 đã phản ứng, biết khối lượng Mg phản ứng gấp 1,5 lần khối lượng O2.
a. Cách viết 3 Na, Mg lần lượt chỉ ý gì?
b. Đốt cháy hoàn toàn kim loại magie trong không khí theo phương trình phản ứng:
a. Cách viết 3 Na, Mg lần lượt cho biết có 3 nguyên tử natri, có 1 nguyên tử magie.
b.
Gọi khối lượng O2 phản ứng là x (gam)
⇒ Khối lượng Mg phản ứng là 1,5x (gam)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mMg + moxi = mMgO
⇒ 1,5x + x = 16
⇒ x = 6,4 gam
⇒ gam, mMg = 9,6 gam
Câu 3:
(1,5 điểm):
a. Kể tên 2 vật thể được làm bằng kim loại nhôm.
b. Tính hóa trị của N trong hợp chất N2O và NO2 biết O (II).
a. 2 vật thể được làm bằng kim loại nhôm là: Ấm đun nước bằng nhôm, thìa nhôm.
b. Trong hợp chất O hóa trị II, gọi hóa trị của N là x
+ Trong hợp chất N2O, theo quy tắc hóa trị ta có: x.2 = II.1
Suy ra x = I
Vậy N trong hợp chất N2O có hóa trị I.
+ Trong hợp chất NO2, theo quy tắc hóa trị ta có: x.1 = II.2
Suy ra x = IV
Vậy N trong hợp chất NO2 có hóa trị IV.
Câu 4:
(3 điểm):
a. Cho các hiện tượng sau:
(1) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
(2) Con dao để lâu ngoài không khí bị han gỉ.
(3) Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu.
(4) Đun nóng đường ăn, đường cháy thành than và hơi nước.
Hãy cho biết những hiện tượng nào là hiện tượng hóa học, liệt kê.
(1) Cu + O2 CuO
(2) Fe + Cl2 FeCl3
(3) Zn + HCl → ZnCl2 + H2
(4) FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
b. Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau
a. Những hiện tượng hóa học là:
+ (2) là hiện tượng hóa học, dao làm bằng sắt để lâu ngoài không khí sắt đã bị biến đổi tính chất và trở thành chất mới (gỉ sắt).
(4) là hiện tượng hóa học vì đường ăn đã bị mất đi tính chất ban đầu, chuyển thành than và hơi nước.
b. (1) 2Cu + O2 2CuO
(2) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(3) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
(4) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Câu 5:
(2 điểm):
Em hãy dựa vào hóa trị của các nguyên tố xác định những công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng.
a. Lập công thức hóa học tạo bởi Na (I) và CO3 (II)
b. Một bạn học sinh viết các công thức hóa học sau: MgO, K3O, BaO2, Al2O3.
a. Gọi công thức hóa học chung là: Nax(CO3)y
Ta có: Na (I) và CO3 (II) suy ra
Theo quy tắc hóa trị suy ra x.I = y.II
Suy ra tỉ lệ: suy ra x = 2, y = 1
Vậy công thức hóa học tạo bởi Na (I) và CO3 (II) là: Na2CO3.
b. Những công thức hóa học viết sai là: K3O, BaO2 vì
3.I ≠ 1.II và 1.II ≠ 2.II
Sửa lại:
+ K2O do kali hóa trị I, oxi hóa trị II
+ BaO do Ba hóa trị II, oxi hóa trị II