Đề thi Hóa 8 giữa kì 1 có đáp án (Đề 4)
-
3945 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho CTHH của 1 số chất:
Dãy nào sau đây là đơn chất?
Đáp án B
+ Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
+ Dãy gồm các đơn chất là: N2, O2, Cl2.
Câu 2:
Dãy nào sau đây là hợp chất?
Đáp án A
+ Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
+ Dãy gồm các hợp chất là: NaCl, CuO, MgCO3.
Câu 3:
Để tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp nào?
Đáp án A
Để tách muối từ nước biển người ta dùng phương pháp bay hơi.
Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan.
Câu 4:
Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3. Hãy chọn câu trả lời đúng:
Đáp án D
Hợp chất CaCO3do 3 nguyên tố Ca, C, O tạo nên.
Ý A sai, hợp chất trên do 3 nguyên tố mới đúng.
Ý B sai, phân tử khối là 100 đvC.
Ý C sai, nguyên tố không có số lượng mỗi loại.
Câu 5:
Trong số những quá trình kể dưới đây đâu là hiện tượng hóa học?
1. Quả bóng bay bay trên trời rồi nổ tung.
2. Mùa hè thức ăn bị ôi thiu.
3. Đốt nến cháy sinh ra khí CO2và hơi nước.
4. Cồn bị bay hơi.
5. Than cháy trong không khí tạo thành khí cacbonic.
6. Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho không khí.
Đáp án B
+ Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất khác.
+ Hiện tượng hóa học là: 2, 3, 5, 6
Câu 6:
Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?
1. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
2. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
3. Khi nung nóng đá vôi (canxi cacbonat) thì thấy khối lượng giảm đi.
4. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.
5. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm băng ở hai cực tan dần.
Đáp án C
Hiện tượng vật lý là: 1, 4, 5
1. Là hiện tượng vật lý vì thủy tinh chỉ thay đổi hình dạng, không có sự thay đổi về chất.
4. Là hiện tượng vật lý vì dây tóc bóng đèn vẫn giữ nguyên tính chất của nó và không có sự biến đổi nào về mặt hóa học.
5. Là hiện tượng vật lý vì không có sự thay đổi về chất, chỉ có sự thay đổi về vật lí là biến đổi trạng thái của chất.
Băng (nước ở thể rắn) → nước (ở thể lỏng)
Câu 7:
Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất sau:
a, Canxi oxit, biết phân tử có 1Ca, 1O.
b, Đồng sunfat, biết phân tử có 1 Cu, 1S, 4O.
a. Phân tử canxi oxit có 1Ca và 1O nên công thức hóa học là: CaO
Phân tử khối của CaO = MCa+ MO= 40 + 16 = 56 đvC
b. Phân tử đồng sunfat có 1Cu, 1S, 4O nên công thức hóa học là: CuSO4
Phân tử khối của CuSO4 là: MCu+ MS+ 4MO= 64 + 32 + 4.16 = 160 đvC
Câu 8:
Lập CTHH của hợp chất có phân tử gồm:
Al (III) lần lượt kết hợp với: Cl (I), SO4(II).
+) Gọi công thức hóa học của hợp chất là: AlxCly
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = I.y
Suy ra⇒ x = 1, y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: AlCl3
+) Gọi công thức hóa học của hợp chất là: Alx(SO4)y
Theo quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y
Suy ra⇒ x = 2, y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: Al2(SO4)3
Câu 9:
Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: XO, H2Y
- Hợp chất XO có phân tử khối là 72 đvC
- Hợp chất H2Y có phân tử khối là 34 đvC
a. Lập CTHH cho hợp chất chứa 2 nguyên tố X và Y
b. Xác định X, Y biết:
a. Gọi hóa trị của X là x, công thức hóa học của nguyên tố X và O là: XO
Theo quy tắc hóa trị ta có: x.1 = II.1 suy ra x = II
Vậy X hóa trị II.
Gọi hóa trị của Y là y, công thức hóa học của hợp chất chứa Y và H là: H2Y
Theo quy tắc hóa trị ta có: I.2 = y.1 suy ra y = II
Vậy Y hóa trị II
Ta có công thức hóa học: XaYb
Theo quy tắc hóa trị ta có: II.a = II.b
Suy rasuy ra a = 1, b = 1
Vậy công thức hóa học cho hợp chất chứa 2 nguyên tố X và Y là: XY
b. Ta có: MXO= MX+ MO= 72
⇒ MX= 72 – MO= 72 – 16 = 56
Vậy X là sắt (Fe)
Ta có:= 2MH+ MY= 34
⇒ MY= 34 – 2.1 = 32
Vậy Y là lưu huỳnh (S)
Câu 10:
Vô ý đổ giấm (axit axetic) lên nền gạch hoa (trong thành phần có canxi cacbonat) ta quan sát thấy có bọt khí sủi lên.
a, Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra? Điều kiện của phản ứng trên là gì?
b, Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat, nước và khí cacbon đioxit.
a, Dấu hiệu: có chất khí sinh ra (bọt khí cacbon đioxit: CO2)
Điều kiện: axit axetic tác dụng với chất canxi cacbonat
b, Axit axetic + Canxi cacbonat → Canxi axetat + Nước + Khí cacbon đioxit.
(Biết: Mg = 24, O = 16, Ca = 40, S = 32, Cu = 64, H = 1, Fe = 56)