Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm - SBT GDCD 6 - Bộ Chân trời sáng tạo
-
6740 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền từ vào chỗ trống.
Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những ................. về ................. cho con người và xã hội. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật ................. suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm ................. và các cách ứng phó phù hợp, an toàn nhất. Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần ................. kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại ................. thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu nếu có thể để bảo vệ mình.
Tổn hại về thể chất, tinh thần; bình tĩnh; sự hỗ trợ; trốn chạy; dấu vết.
Câu 2:
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Linh cùng các bạn trong lớp tổ chức chuyến cắm trại ở biển. Trong lúc tắm biển, chẳng may Linh bị chuột rút và bị chìm dần xuống nước. Các bạn trong lớp phát hiện và kịp thời kêu cứu. May sau lúc đó, lực lượng cứu hộ đã giải cứu Linh thoát nạn đuối nước.
Câu hỏi:
- Hãy gọi tên và giải thích tình huống nguy hiểm mà Linh đã gặp phải.
- Em hãy đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:
+ Bơi theo hướng song song với bờ (3)
+ Giữ bình tĩnh (2)
+ Nhận diện tình huống nguy hiểm của bản thân (1)
+ Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức (4)
+ Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bởi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ (5)
- Tình huống: Bị đuối nước. Linh bị chuột rút khi đang tắm biển và bị chìm dần xuống nước dẫn đến ngạt thở.
- Những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:
+ Nhận diện tình huống nguy hiểm của bản thân (1)
+ Giữ bình tĩnh (2)
+ Bơi theo hướng song song với bờ (3)
+ Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức (4)
+ Khi dòng chảy xa bờ suy yếu, bắt đầu bởi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ (5)
Câu 3:
Tranh luận.
Em hãy cho biết suy nghĩ của em về 2 danh ngôn sau:
- Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút - Khuyết danh.
- Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu - Thomas Fuller.
- An toàn là trên hết. Không vì lý do gì mà đi nhanh, làm nhanh rồi gây ra những tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người. Dù có thế nào cũng phải cố gắng sống sót trong hoàn cảnh nguy hiểm, phải tự cứu lấy mạng sống của mình. Cần luôn cẩn thận và đảm bảo an toàn.
- Cuộc sống có biết bao nhiêu là khó khăn là thử thách, chính vì vậy để có thể vượt qua được những khó khăn và thử thách đó thì chúng ta cũng phải cần có sự chủ động trong cuộc sống để có thể hoàn thành tốt được mọi mục tiêu đề ra. “Hãy chuẩn bị” thể hiện sự cần thiết của việc chủ động trước bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc nào cũng nên trang bị kiến thức và tinh thần chuẩn bị đối đầu với những trường hợp xấu.
Câu 5:
Xử lí tình huống.
Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì?
- Khi gặp người bị đuối nước em sẽ kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.
Câu 6:
Xây dựng cẩm nang ứng phó đối với các tình huống nguy hiểm sau:
- Bị bong gân
- Bị axit, hóa chất rơi vào mắt
- Bị rắn cắn
- Cách xử lý khi bị bong gân: Ngừng hoạt động ở vùng bị tổn thương. Nếu mắt cá chân hoặc đầu gối bị đau, bạn có thể được khuyên sử dụng nạng hoặc gậy. Chườm đá lên vùng bị bong gân khoảng 20 phút/ 1 lần và 4 - 8 lần/ 1 ngày. Băng bó (nẹp) vết thương bằng cách sử dụng băng, bó bột, giày ống hoặc thanh nẹp đặc biệt.
- Khi bị hóa chất rơi vào mắt: Rửa mắt bằng nước sạch. Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ít nhất trong 20 phút, và dùng bất cứ biện pháp nào nhanh nhất có được. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp.
- Khi bị rắn cắn: rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương. Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
Câu 7:
Thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn:
Gợi ý: Em có thể xem và lựa chọn các thông tin gợi ý sau:
1. Tắt bếp
2. Ngắt cầu dao điện
3. Rút các phích cắm ổ điện
4. Tắt nến và thuốc lá
5. Kéo màn chống cháy
6. Kiểm tra lối thoát hiểm.
- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn: Cần phải bình tĩnh, thông báo cho những người xung quanh, gọi điện thoại thông báo cháy tới số 114 (thông báo địa điểm xảy ra đám cháy), đóng cầu dao điện, tìm cách thoát khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác thoát khỏi đám cháy (tùy theo khả năng của bản thân).
- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy: Cần bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp), thoát theo lối hành lang, cầu thang bộ, ban công, mái nhà (nếu ở tầng thấp), đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy, đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra. (Lưu ý: Không mở cửa nào để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng, tuyệt đối không di chuyển bằng cầu thang máy)
- Khi bị lửa bén vào quần áo: Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy; nằm xuống sàn nhà cách nơi đám cháy đang tràn vào càng xa càng tốt; dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người; đóng tất cả các cửa chính, cửa sổ để cô lập đám cháy; trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống lăn qua lăn lại để dập lửa.