Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bộ Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bộ Kết nối tri thức

Bài 5: Đo chiều dài - SBT KHTN 6

  • 3328 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có bốn loại thước Hình 5.1 a, b, c, d.

Bài 5. Đo chiều dài

Lựa chọn loại thước nào trong Hình 5.1 phù hợp để đo các đối tượng sau:

1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.

2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.

3. Chiều rộng phòng học.

4. Chiều cao của tủ sách.

5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.

6. Vòng eo của cơ thể người.

Xem đáp án

Lời giải:

1. Để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6 sử dụng thước phù hợp là: Thước kẻ Hình 5.1 a

Bài 5. Đo chiều dài

2. Để đo bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6 sử dụng thước phù hợp là:

Thước kẹp Hình 5.1 d

Bài 5. Đo chiều dài

3. Để đo chiều rộng phòng học sử dụng thước phù hợp là:

Thước mét Hình 5.1 c

Bài 5. Đo chiều dài

4. Để đo chiều cao của tủ sách sử dụng thước phù hợp là:

Thước mét Hình 5.1 c

Bài 5. Đo chiều dài

5. Để đo đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ sử dụng thước đo phù hợp là: thước kẹp Hình 5.1 d

Bài 5. Đo chiều dài

6. Để đo vòng eo của cơ thể người sử dụng thước đo phù hợp là:

Thước dây Hình 5.1 b

Bài 5. Đo chiều dài


Câu 3:

Khi dùng thước thẳng và com pa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường kính trong của cốc (Hình 5.3b).

Khi dùng thước thẳng và com pa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (ảnh 1)

Khi dùng thước thẳng và com pa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (ảnh 1)

Kết quả nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Lời giải:

Để đọc kết quả đúng ta cần đặt mắt vuông góc với mặt số.

Ta đọc được: đường kính ngoài 2,3 cm; đường kính trong 2,2 cm.

Chọn đáp án A


Câu 4:

Để đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

Em sẽ dùng thước cuộn để cho kết quả đo chính xác hơn, vì:

- Thước cuộn có GHĐ 20 m nên ta chỉ cần dùng tối đa hai lần cho mỗi cạnh của vườn cỏ.

- Thước gấp có GHĐ 2 m nên ta cần dùng 13 lần đo cho cạnh 25 m và 15 lần đo cho cạnh 30 m của vườn cỏ.

- Số lần đo càng nhiều thì sẽ làm phép đo bị sai số càng lớn.

Nên dùng thước cuộn sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.


Câu 5:

Trong tay em có một chiếc cốc như Hình 5.5, một thước dây, một thước kẹp, một com pa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo:

a) Chu vi ngoài của miệng cốc?

b) Độ sâu của cốc?

c) Đường kính trong của phần thân cốc và đáy cốc?

d) Độ dày của miệng cốc?

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

a) Để đo chu vi ngoài của miệng cốc em sẽ dùng thước dây. Vì thước dây mềm, dễ uốn theo đồ vật.

b) Để đo độ sâu của cốc em dùng thước thẳng vì thước thẳng cứng ta dễ dàng cho được thước chạm vào đáy cốc.

c) Để đo đường kính trong của phần thân cốc và đáy cốc em dùng com pa và thước thẳng. Vì:

- Ta dễ dàng bẻ gập com pa theo đường kính phần thân và đáy cốc. Sau đó ta dùng thước thẳng để cho chiều dài phần gập compa chính là đường kính của phần thân cốc và đáy cốc.

- Nếu dùng thước kẹp ta sẽ khó đo được ở phần đường kính trong của cốc vì thước không cho được vào trong cốc.

Bài 5. Đo chiều dài

d) Để đo độ dày của miệng cốc em dùng thước kẹp vì ta dễ dàng kẹp được miệng cốc và cho kết quả đo chính xác nhất.


Câu 7:

Một người dùng bình chia độ (Hình 5.7) để đo thể tích của chất lỏng. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây.

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

Ta thấy bình chia độ ở Hình 5.7 có:

- GHĐ là 100 cm3

- ĐCNN là 5 cm3

Do vậy, kết quả ta đọc được phải là số chia hết cho 5.

Chọn đáp án D


Câu 8:

Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

a) Quan sát hình 5.8 ta thấy:

- Thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ là 38 cm3.

- Thể tích nước sau khi cho vật vào bình chia độ là 50 cm3.

Thể tích của vật bằng thể tích nước dâng lên là: V = 50 cm3 - 38 cm3 = 12 cm3

Chọn đáp án C


Câu 9:

Hình 5.9 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn kết hợp với bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

b) Quan sát hình 5.9 ta thấy:

- Ban đầu chưa cho vật, bình chia độ không có nước.

- Sau khi cho vật vào bình tràn, bình chia độ có thể tích nước là 10 cm3

Vậy thể tích vật bằng thể tích nước tràn ra là 10 cm3

Chọn đáp án C


Câu 10:

Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đồng/m3.

a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).

b) Nếu có một khóa nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Xem đáp án

Lời giải:

a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là: 30 . 120 = 3600 (lít)

Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 tháng là:

30 . 3600 = 108000 (lít) = 10 8000dm3 = 108m3

Số tiền nước trường phải trả trong một tháng là:

108 . 10 000 = 1 080 000 (đồng)

b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây

Đề bài cho: 2 giọt rỉ trong 1 giây

           => Số giọt ? rỉ trong 86400 giây

Số giọt rỉ trong một ngày là: 86400 . 2 = 172800 (giọt)

Lại có: 20 giọt nước có thể tích 1cm3

      => 172800 giọt nước có ? thể tích

Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là: 172800 : 20 = 8640cm3= 0,00864m3

Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là: 0,00864 . 30 = 0,2592m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592 . 10 000 = 2 592 (đồng)


Câu 11:

Nếu có một hộp đựng viên bi sắt nhỏ và bình chia độ (Hình 5.10). Hãy nêu một phương án để xác định gần đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả.

Bài 5. Đo chiều dài

Xem đáp án

Lời giải:

Làm thí nghiệm:

- Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

- Bước 2: Thả toàn bộ số lượng bi có trong hộp (giả sử có n viên) vào bình chia độ và nước dâng lên đến vạch chia có thể tích V2.

- Bước 3: Thể tích của tổng số viên bi (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

- Bước 4: Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi thả vào bình chia độ.

Thể tích 1 viên bi = V : n


Bắt đầu thi ngay