Giải SBT Lịch sử Chương 4: Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) - Bộ Cánh diều
Bài 10: Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở ĐNA (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) -SBT
-
1120 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?
Đáp án: D
Giải thích: Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương là: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (SGK – trang 50).
Câu 2:
Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lưu vực sông I-ra-oa-đi?
Đáp án: D
Giải thích: Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Pi-u đã thành lập Vương quốc Sri Kse-tra (SGK – trang 50).
Câu 3:
Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?
Đáp án: A
Giải thích: Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, vương quốc Cham-pa, Vương quốc Phù Nam (SGK – trang 50).
Câu 4:
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, vương quốc phong kiến nào phát triển ở hạ lưu sông Sê Mun?
Đáp án: B
Giải thích: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành và phát triển.
Câu 5:
Quan sát lược đồ dưới đây, hãy:
a) Trình bày sơ lược về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
b) Vị trí địa lí như vậy đã ảnh hưởng như thế nào đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ và vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X.
* Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; cũng là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào).
-Gồm hai khu vực: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
* Nhận xét: Tác động của vị trí địa lí tới sự phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á:
- Thứ nhất, tác động đến sự phát triển của lịch sử: Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị quan trọng => các nước Đông Nam Á sớm bị các cường quốc bên ngoài nhòm ngó, đe dọa xâm lược.
- Thứ hai, tác động đến sự phát triển của kinh tế:
+ Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giáp biển, nên từ rất sớm, ở các nước Đông Nam Á, nghề buôn bán trên biển đã ra đời.
+ Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, án ngữ trên nhiều tuyến đường giao thương quốc tế quan trọng => tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu kinh tế với quốc tế.
- Thứ ba, tác động đến sự phát triển của văn hóa: Đông Nam Á nằm ở ngã tư đường giao thông quốc tế, nên quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa ở Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm và liên tục qua nhiều thế kỉ, góp phần làm phong phú văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
Câu 7:
Hãy sưu tầm tư liệu về một vương quốc cổ hoặc vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X và giới thiệu cho bạn cùng biết.
Giới thiệu Vương quốc Phù Nam
- Trên cơ sở văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương trên biển rất phát triển.
- Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Ấn Độ giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
- Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.