Thứ bảy, 11/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử & địa lý Giải SBT Lịch sử Chương 4: Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) - Bộ Cánh diều

Giải SBT Lịch sử Chương 4: Đông Nam Á (Từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X) - Bộ Cánh diều

Bài 11: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (Từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)- SBT

  • 949 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường biển (SGK – trang 53).


Câu 2:

Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, mặt hàng cư dân Đông Nam Á cung cấp cho các thương nhân nước ngoài chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, mặt hàng cư dân Đông Nam Á cung cấp cho các thương nhân nước ngoài chủ yếu là: gỗ quý, hương liệu, ngà voi, đồi mồi, ngọc trai (SGK – trang 54).


Câu 3:

Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các thương cảng, như: Lâm Ấp của Cham-pa, Pa-lem-bang của Sri Vi-giay-a… (SGK – trang 54).


Câu 4:

Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Phật giáo đã đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á (SGK – trang 54).


Câu 5:

Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ. Ví dụ: người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ; người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ… (SGK – trang 55).


Câu 6:

Hãy nêu sự tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X theo bảng dưới đây:

Hãy nêu sự tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên  (ảnh 1)

Xem đáp án

Lĩnh vực

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Tôn giáo

- Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.

- Các tôn giáo Phật giáo, Hin-đu giáo từng bước hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á.

Chữ viết

- Tiếp thu hệ thống chữ viết cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng.

- Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán từ Trung Quốc.

Văn học

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi, như: Riêm Kê (Campuchia), Ramayana Kakawin (In-đô-nê-xi-a)…

Kiến trúc

- Kiến trúc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

Điêu khắc

- Nghệ thuật điêu khắc truyền thống của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.


Câu 7:

Quan sát hình ảnh dưới đây, hãy cho biết việc cư dân Đông Nam Á đóng được thuyền đi biển chứng tỏ điều gì.

Quan sát hình ảnh dưới đây, hãy cho biết việc cư dân Đông Nam Á đóng được thuyền  (ảnh 1)

Xem đáp án

- Cư dân Đông Nam Á đóng được những thuyền lớn và đi biển được nhiều ngày chứng tỏ quá trình trao đổi, buôn bán với nhiều quốc gia và khu vực đã diễn ra mạnh mẽ; mặt khác, điều này cũng cho thấy sự phát triển và kĩ thuật điêu luyện của các thợ thủ công ở Đông Nam Á.


Câu 8:

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây là tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á thuộc lĩnh vực nào. Lấy các ví dụ khác về tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây là tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á (ảnh 1)

Xem đáp án

- Các hình 11.2 và 11.3 đã phản ánh tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á trên lĩnh vực: kiến trúc và điêu khắc.

- Ví dụ khác về tác động của quá trình giao lưu văn hoá ở Đông Nam Á:

+ Về chữ viết: 

  • Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.
  • Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Về văn học:

  • Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….
  • Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.

Bắt đầu thi ngay