Giải SBT Tin 10 KNTT Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh có đáp án
-
53 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nghịch đảo của chu kì lấy mẫu gọi là tần số lấy mẫu - chính là số lần lấy mẫu thực hiện trong một đơn vị thời gian (thường là giây).
Chọn phương án ghép sai:
Muốn tăng chất lượng âm thanh thì cần:
A. tăng độ sâu bit.
B. tăng tần số lấy mẫu.
C. tăng chu kì lấy mẫu.
D. dùng thiết bị lấy mẫu có chất lượng tốt.
Đáp án đúng là: C
Tăng chu kì lấy mẫu sẽ làm chất lượng âm thanh giảm đi.
Câu 2:
Câu 6.1 đã đưa ra khái niệm tần số lấy mẫu. Tốc độ bit được tính như thế nào qua độ sâu bit và tần số lấy mẫu?
Nhạc CD là nhạc nổi (stereo) với hai kênh cho loa phải và loa trái, mỗi kênh được mã hoá với độ sâu bit là 16 bit và tần số lấy mẫu là 44,1 KHz mỗi kênh. Em hãy tính tốc độ bit của nhạc CD.
- Độ sâu bit là số bit cần thiết để thể hiện biên độ âm thanh trên thanh mẫu khi lấy mẫu. Tần số lấy mẫu là số lần lấy mẫu trong một giây. Vậy tốc độ bit là số bit để biểu diễn được âm thanh trong một giây chính là tích của độ sâu bit và tần số.
- Tốc độ bit của nhạc CD là 2 × 44.1 (KHz) × 16 (b) = 1411,2 = 1378 (Kb/s).
(Lưu ý rằng nhiều tài liệu vẫn ước tính tốc độ bit của nhạc CD là 1411 Kb/s. Thực tế là 1 KHz tính bằng 1000 Hz, còn 1 Kb là 1024 b).
Câu 3:
Nhạc MP3 chất lượng cao nhất mới đạt được tốc độ bit là 320 Mb/s, nhạc CD có tốc độ bit lớn hơn chừng 4 lần (được tính trong Câu 6.2). Những người nghe nhạc tinh tế thường không thoả mãn với nhạc MP3 hay nhạc CD mà muốn dùng âm thanh với độ phân giải cao (Hi-Res Audio). Ví dụ nhạc Audio Master sử dụng tần số lấy mẫu là 192 kHz (audio master) với độ sâu bit (bit depth) lên tới 24 bit. Em hãy tính tốc độ bit của định dạng âm thanh Audio Master.
Đĩa CD có dung lượng 650 MB có thể ghi được bản nhạc dài bao lâu trong định dạng Audio Master?
Tốc độ bit của nhạc Audio Master là 192 × 24 = 4500 Kb/s.
Với đĩa CD dung lượng 650 MB hay 650 × 1024 KB, ghi nhạc trong định dạng Audio Master có thể ghi được là:
giây (khoảng 20 phút).
Câu 4:
Tìm hiểu nhạc số MIDI.
Cách mã hoá âm thanh bằng phương pháp PCM dùng cho mọi âm thanh. Trong âm nhạc, chỉ có một số âm nhất định có cao độ được xác định bởi các tần số nhất định. Khi đó mã hoá theo kiểu PCM sẽ tốn bộ nhớ lưu trữ. Người ta đã nghĩ ra chuẩn nhạc số MIDI (Musical Instrument Digital Interface - Giao diện kĩ thuật số dành cho nhạc cụ). Em hãy tìm hiểu về MIDI theo các gợi ý, chuẩn giao tiếp MIDI là gì, để làm gì, nhạc cụ nào sử dụng MIDI, lợi ích của MIDI.
MIDI (Musical Instrument Digital Interface - Giao diện kỹ thuật số dành cho nhạc cụ) là chuẩn công nghiệp về nghi thức giao thông điện tử định rõ các nốt âm nhạc trong nhạc cụ điện tử như là bộ tổng hợp chính xác và ngắn gọn, để nhạc cụ điện tử và máy tính trao đổi dữ liệu, hoặc "nói", với nhau. MIDI không truyền âm thanh – nó chỉ truyền thông tin điện tử về một bản nhạc. MIDI có thế được sử dụng cho các mục đích khác, nhưng mục tiêu ban đầu cho việc phát minh MIDI vẫn là phục vụ cho âm nhạc.
(Tham khảo thêm tại địa chỉ https:/vi.wikipedia.org/wiki/MIDI).
Câu 5:
Em hãy kể tên một số thiết bị có thể số hoá ảnh.
Một số thiết bị có thể số hoá ảnh:
- Máy ảnh số.
- Máy quét (scanner).
- Video camera số.
- Thiết bị dùng phần mềm vẽ trên màn hình cảm ứng gọi là digitizer.
- Điện thoại hay máy tính bảng có màn hình cảm ứng có thể làm thiết bị số hoá ảnh.
Câu 6:
Độ sâu bit của ảnh thể hiện điều gì?
A. Độ lớn của ảnh.
B. Độ chi tiết các thành phần của ảnh khi hiển thị.
C. Độ tinh tế về màu của ảnh.
D. Độ trung thực của ảnh.
Đáp án đúng là: C
Độ sâu bit của ảnh thể hiện độ tinh tế về màu của ảnh.
Câu 7:
Độ phân giải của ảnh (resolution) được đo bằng đơn vị dpi (dot per inch) là số điểm ảnh trên một inch (1 inch bằng 2,54 cm) của thiết bị hiển thị (như màn hình hay giấy in). Độ phân giải có liên quan gì đến việc mã hoá ảnh không? Có phải là độ đo cho chất lượng của ảnh không?
Độ phân giải chỉ là tính năng của thiết bị hiển thị, không liên quan gì đến số hoá ảnh và chất lượng của ảnh.