Bài 2: Xử lí thông tin - SBT TH 6
-
261 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
A. Đầu vào, đầu ra.
B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền.
C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận.
D. Mở bài, thân bài, kết bài.
Phần hộp kiến thức – trang 9, sgk Tin học 6.
Đáp án B.
Câu 2:
Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Sau khi thu nhận thông tin, bộ não ghi nhớ lại, ngoài việc lưu trữ thông tin bằng não bộ còn có rất nhiều cách khác để lưu trữ thông tin như ghi chép, lưu giữ dữ liệu,…
Đáp án B.
Câu 3:
Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Nhờ các giác quan: nghe, nhìn,… con người thu nhận được thông tin nên kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động thu nhận.
Đáp án A.
Câu 4:
Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng,… của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, thống kê, suy luận, giải thích,… từ đó đưa ra kết luận, quyết đinh,… Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới. Các thao tác này nằm trong hoạt động xử lí thông tin.
Đáp án C.
Câu 5:
Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,… của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Thông tin được chia sẻ với người khác qua các thao tác khác nhau như nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,… của con người được gọi là thao tác truyền thông tin.
Đáp án D.
Câu 6:
Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
a) Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
b) Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
c) Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
d) Bạn An tóm tắt câu chuyện.
Thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin là: c) à b) à d) à a).
Câu 7:
Trong truyện “Cuộc điều tra màu đỏ”, sau khi thu thập các chứng cứ, thám tử Sherlock Holmes đã lập luận để chứng minh Jefferson Hope là thủ phạm của vụ án. Hãy ghép mỗi hành động ở cột bên trái của thám tử với một hoạt động xử lí thông tin phù hợp ở cột bên phải.
1) Phán đoán, suy luận để chứng minh tội phạm | a) Thu nhận thông tin |
2) Trình bày lập luận trước tòa án | b) Lưu trữ thông tin |
3) Thu thập chứng cứ và các dấu vết | c) Xử lí thông tin |
4) Ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy | d) Truyền thông tin |
Đáp án:
1) → c)
2) → d)
3) → a)
4) → b).
- Phán đoán, suy luận để chứng minh tội phạm - xử lí thông tin.
- Trình bày lập tuận trước tòa án: thông tin được truyền đến mọi người trong tòa án – truyền thông tin.
- Thu thập chứng cứ và các dấu vết: thông tin được thể hiện dưới hình ảnh, văn bản và được thu thập lại – thu thập thông tin.
- Ghi lại các sự kiện thu thập được ra giấy: thông tin về vụ án được ghi chép lại – lưu trữ thông tin.
Câu 8:
Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính?
A. Thiết bị ra.
B. Thiết bị lưu trữ.
C. Thiết bị vào.
D. Bộ nhớ.
Dòng 1, 2 trang 10 sgk Tin học 6.
Đáp án C.
Câu 9:
Thiết bị nào sau đây của máy tính được ví như bộ não của con người?
A. Màn hình.
B. Chuột.
C. Bàn phím.
D. CPU.
CPU của máy tính có chức năng xử lí thông tin được đưa vào thông qua các thiết bị vào nên CPU được ví như bộ não của con người.
Đáp án D.
Câu 10:
Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính?
A. Micro.
B. Máy in.
C. Màn hình.
D. Loa.
Micro là thiết bị thu lại âm thanh nên micro là thiết bị vào.
Đáp án A.
Câu 11:
Ghép mỗi ô ở cột bên trái với một ô ở cột bên phải cho phù hợp.
1) Thiết bị vào | a) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ lưu trữ thông tin. |
2) Thiết bị ra | b) gồm các bộ phận của máy tính thực hiện tất cả các tính toán và xử lí dữ liệu. |
3) Bộ nhớ | c) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ thu nhận thông tin vào máy tính. |
4) Bộ xử lí | d) gồm các bộ phận của máy tính có nhiệm vụ giúp người sử dụng tiếp nhận thông tin từ máy tính. |
Dòng 1 – 9 khổ 2 trang 10 sgk Tin học 6.
Đáp án: 1) – c)
2) – d)
3) – a)
4) – b)
Câu 12:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?
A. Thực hiện nhanh và chính xác.
B. Suy nghĩ sáng tạo.
C. Lưu trữ lớn.
D. Hoạt động bền bỉ.
Dòng 4 – 6 phần hộp kiến thức trang 11 sgk Tin học 6.
Đáp án B.
Câu 13:
Hãy phân loại các thiết bị sau thành ba loại thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra và bộ nhớ lưu trữ.
- Thiết bị đầu vào: bàn phím, micro, chuột, USB, thẻ nhớ.
- Thiết bị đầu ra: loa, máy in, màn hình.
- Bộ nhớ lưu trữ: USB, thẻ nhớ.
Câu 14:
So sánh quá trình xử lí thông tin giữa người và máy tính theo gợi ý sau:
| Máy tính | Con người |
Thu nhận | Thiết bị vào: bàn phím, chuột, camera, máy quét,… Đặc điểm: dữ liệu vào gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản. | Các giác quan: mắt, tai, mũi, miệng, da,… Đặc điểm: thông tin vào rất đa dạng gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, mùi vị, cảm giác,… |
Xử lí |
|
|
Truyền |
|
|
Lưu trữ |
|
|
| Máy tính | Con người |
Thu nhận | Thiết bị vào: bàn phím, chuột, camera, máy quét,… Đặc điểm: dữ liệu vào gồm hình ảnh, âm thanh, văn bản. | Các giác quan: mắt, tai, mũi, miệng, da,… Đặc điểm: thông tin vào rất đa dạng gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, mùi vị, cảm giác,… |
Xử lí | Bộ vi xử lí (CPU) Đặc điểm: Xử lí nhanh, chính xác, làm việc không mệt mỏi nhưng không tư duy sáng tạo được. | Bộ não Đặc điểm: Xử lí chậm hơn, có thể không chính xác, làm việc cần nghỉ ngơi nhưng có tư duy sáng tạo. |
Truyền | Thiết bị ra: Màn hình, máy in, loa,… Đặc điểm: sinh động, rõ nét, chính xác. | Truyền miệng, chữ việc, hình vẽ,…
Đặc điểm: linh hoạt, sinh động, có thể có sai sót. |
Lưu trữ | Bộ nhớ: Bộ nhớ trong, ổ cứng, USB, thẻ nhớ,… Đặc điểm: Lâu dài, dữ liệu lưu trữ khổng lồ. | Vật mang tin: Bộ não, viết vẽ ra giấy, phim, máy tính,… Đặc điểm: Khả năng lưu trữ của bộ não con người hạn chế hơn so với máy tính. |
Câu 15:
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô thích hợp của bảng sau:
Phát biểu | Đúng (Đ)/ Sai (S) |
a) Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người. |
|
b) Máy ảnh có đầy đủ các chức năng của quá trình xử lí thông tin bao gồm: thu nhận, biến đổi, lưu trữ và truyền thông tin. |
|
c) Thẻ nhớ, USB có thể là thiết bị lưu trữ nhưng cũng có thể là thiết bị đầu vào. |
|
d) Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính. |
|
e) Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. |
|
f) Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực. |
|
g) Nhờ máy tính và mạng máy tính, thông tin được truyền một cách nhanh chóng gần như tức thời. |
|
Phát biểu | Đúng (Đ)/ Sai (S) |
a) Máy tính xử lí thông tin nhanh, chính xác hơn con người. | Đ |
b) Máy ảnh có đầy đủ các chức năng của quá trình xử lí thông tin bao gồm: thu nhận, biến đổi, lưu trữ và truyền thông tin. | Đ |
c) Thẻ nhớ, USB có thể là thiết bị lưu trữ nhưng cũng có thể là thiết bị đầu vào. | Đ |
d) Dạng thông tin mà con người xử lí đa dạng hơn máy tính. | Đ |
e) Nhờ máy tính, con người có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. | Đ |
f) Máy tính có thể thay thế con người ở tất cả các lĩnh vực. | S |
g) Nhờ máy tính và mạng máy tính, thông tin được truyền một cách nhanh chóng gần như tức thời. | Đ |
Con người có bộ não để tư duy mà không có bất kì thiết bị máy móc nào có thể thay thế được. Vì có bộ não có tư duy sáng tạo, con người ngày càng sản xuất ra nhiều công cụ để hỗ trợ mình trong các hoạt động. Máy tính là một trong những phát minh vĩ đại của loài ngoài để hỗ trợ con người và làm cho con người ngày càng mạnh hơn.
Câu 16:
Các bạn An, Minh, Khoa thực hiện khảo sát về việc sử dụng quỹ thời gian hằng ngày sau giờ học. Phiếu được phát ra cho 216 học sinh trong trường. Sau khi thu phiếu và tổng hợp lại các bạn có kết quả như sau:
| Số học sinh | Tỉ lệ |
Xem phim | 67 | 31% |
Chơi thể thao | 44 | 20% |
Chơi điện tử | 32 | 15% |
Đọc sách | 58 | 27% |
Việc khác | 15 | 7% |
a) Việc các bạn phát phiếu và thu phiếu về thuộc hoạt động nào trong xử lí thông tin?
b) Việc tổng hợp thông tin dưới dạng bảng như trên thuộc những hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
c) Bạn An sử dụng bảng trên để biết:
- Loại hình giải trí nào được các bạn thích nhất?
- Số bạn thích chơi điện tử là bao nhiêu? Số đó có cao không? Làm sao để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác?
- Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao liệu có khả thi không?
Để trả lời các câu hỏi trên, bạn An phải phân tích, suy nghĩ, tổng hợp,… việc làm đó của bạn An thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
d) Bạn An sử dụng số liệu của bảng để vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
Việc làm của bạn An thuộc những hoạt động nào trong các hoạt động của quá trình xử lí thông tin?
a) Việc các bạn phát phiếu và thu phiếu về thuộc hoạt động thu nhận thông tin.
b) Việc tổng hợp thông tin dưới dạng bảng thuộc các hoạt động xử lí và lưu trữ thông tin.
c) Bạn An sử dụng bảng trên để biết:
- Loại hình giải trí được các bạn thích nhất là: xem phim.
- Số bạn thích chơi điện tử là 32 bạn. con số đó so với học sinh cả lớp khá cao. Để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác chúng ta nên chia nhóm để tổ chức hoạt động và chia sẻ những thông tin thú vị và hữu ích từ những hoạt động đó thu lại được.
- Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao có khả năng khả thi vì số lượng các bạn tham gia hoạt động đọc sách và tham gia thể thao chiếm tận 47% trong số học sinh được khảo sát.
=> Để trả lười các câu hỏi trên, bạn An phải phân tích, suy nghĩ, tổng hợp,… việc làm đó của bạn An thuộc hoạt động xử lí thông tin.
d) Việc bạn An sử dụng số liệu của bảng để vẽ biểu đồ trên giấy thuộc các hoạt động xử lí thông tin và lưu trữ thông tin. Vì An đã thống kê thông tin thu được, chuyển thành biểu đồ và lưu trữ lại dưới dạng biểu đồ.
Câu 17:
Em hãy nêu một công việc mà có đủ các hoạt động của quá trình xử lí thông tin. Hãy chỉ ra các bước thực hiện công việc tương ứng với các hoạt động của quá trình xử lí thông tin.
Ví dụ: Bạn An thích đọc truyện Harry Potter. Bạn yêu sự hồn nhiên và dũng cảm của Harry trong cuộc chiến đấu chống lại chúa tể hắc ám Voldemort. Minh không đọc truyện nhưng thỉnh thoảng được An kể cho nghe những tình tiết trong Harry Potter.
Các hoạt động thông tin của bạn An khi đọc truyện Harry Potter rồi kể lại cho bạn Minh được phân tích như sau:
- Truyện được viết dưới dạng văn bản. Thông tin là nội dung cuốn truyện. An đọc truyện là hoạt động thu nhận thông tin.
- An nhớ nhiều tình tiết trong câu truyện, nhớ các nhân vật và mối quan hệ giữa họ với nhau. Đó là hoạt động lưu trữ thông tin vào bộ não của An.
- Câu chuyện mang nhiều thông điệp, tạo nên tình cảm của An yêu sự hồn nhiên và dũng cảm của Harry. Đó là hoạt động xử lí thông tin.
- An kể lại cho Minh nghe một số tình tiết trong truyện, biểu lộ tình cảm của mình đối với các nhân vật trong truyện. Đó là hoạt động truyền thông tin.
Câu 18:
Em hãy lấy ví dụ minh họa việc sử dụng máy tính đã làm cho việc học tập của em trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ: Nhóm em làm bài tập nhóm môn Sinh học, các bạn tìm hiểu thông tin trên Internet, lấy hình ảnh và có quay lại quá trình thực hiện bài thực hành Sinh học sau đó tạo một bài thuyết trình bằng phần mềm PowerPoint, gửi lại bài tập qua nhóm Chat trên Messenger để các bạn trao đổi thông tin và chỉnh sửa sau đó trình bày trước Thầy Cô với bản thuyết trình đã được chuẩn bị.