Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Công nghệ Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh có đáp án

Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh có đáp án

Giải SGK Công Nghệ 11 KNTT Bài 13. Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị bệnh có đáp án

  • 62 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có những loại bệnh phổ biến nào trên gia cầm? Nguyên nhân nào gây ra các loại bệnh đó? Người ta thường áp dụng những biện pháp nào để phòng, trị bệnh cho gia cầm?

Xem đáp án

- Những loại bệnh phổ biến trên gia cầm: cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng gia cầm, bệnh Newcastle, bệnh thiếu vitamin,...

- Nguyên nhân gây ra các loại bệnh đó: virus H5N1, virus H5N6, vi khuẩn Pasteurella multocida,...

- Người ta thường áp dụng những biện pháp để phòng, trị bệnh cho gia cầm:

+ Xây dựng chuồng trại kín gió, tránh mưa dột, ẩm thấp.

+ Phun thuốc sát trùng đều đặn 2-3 lần/tháng.

+ Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.


Câu 2:

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh Newcastle ở gia cầm.

Xem đáp án

- Đặc điểm:

+ Là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm.

+ Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

+ Gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa và hô hấp.

- Nguyên nhân: do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA


Câu 3:

Đề xuất một số công việc nên làm để phòng bệnh Newcastle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Xem đáp án

Một số công việc nên làm để phòng bệnh Newcastle trên gia cầm phù hợp với thực tiễn của địa phương em:

- Hạn chế người qua lại khu chăn nuôi.

- Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

- Kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

- Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh đúng quy định.

- Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại

- Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.


Câu 4:

Nêu đặc điểm và nguyên nhân của bệnh cúm gia cầm.

Xem đáp án

- Đặc điểm:

+ Là bệnh truyền nhiễm cấp tính

+ Lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi.

+ Sốt cao, có biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

- Nguyên nhân gây bệnh: do virus cúm type A có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra.


Câu 5:

Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về một số loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm đang được sử dụng ở Việt Nam

Xem đáp án

Một số loại vaccine phòng bệnh cúm gia cầm đang được sử dụng ở Việt Nam

1. K-New H5.

2. MEDIVAC AI subtype H5N1.

3. Vắc xin cúm gia cầm tái tổ hợp vô hoạt H5N1, chủng Re6


Câu 6:

Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng gia cầm. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em.

Xem đáp án

- Đặc điểm: nhiễm trùng màu làm gia cầm chết nhanh, tỉ lệ chết cao.

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

- Liên hệ thực tiễn: gà mắc bệnh tụ huyết trùng có đặc điểm: ủ rũ, vận động chậm, bỏ ăn, khát nước, mào tím tái, …


Câu 7:

Theo em, để phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Xem đáp án

Theo em, để phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm, tiêm vaccine là quan trọng nhất. Vì tiêm vaccine giúp nâng cao sức đề kháng vật nuôi, phòng bệnh hiệu quả.


Câu 8:

Nêu đặc điểm và nguyên nhân của một số bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng).

Xem đáp án

Bệnh

Đặc điểm

Nguyên nhân

Newcastle

- Lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

- Gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hóa và hô hấp.

Do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA

Cúm

- Lây lan nhanh ở mọi lứa tuổi gia cầm.

- Sốt cao, có những biểu hiện bệnh lí ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, thần kinh và sinh sản.

Do virus cúm typeA có vật chất di truyền là RNA, chủ yếu thuộc subtype H5N1 gây ra.

Tụ huyết trùng

Nhiễm trùng máu làm gia cầm chết nhanh, tỉ lệ chết cao.

Do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.


Câu 9:

So sánh biện pháp phòng, trị ba loại bệnh phổ biến ở gia cầm (bệnh Newcastle, bệnh cúm và bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương.

Xem đáp án

 

Bệnh Newcastle

Bệnh cúm

Bệnh tụ huyết trùng

Phòng bệnh

- Khi dịch chưa xảy ra:

+ Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như hạn chế người qua khu chăn nuôi.

+ Sát trùng dụng cụ, thiết bị chăn nuôi.

+ Thực hiện kiểm dịch, cách li và tiêm vaccine đúng quy định.

- Khi có dịch:

+ Tiêu hủy gia cầm bị bệnh và nghi nhiễm bệnh theo đúng quy định.

+ Tiêm vaccine và cách li số gia cầm còn lại.

+ Tẩy uế và tiêu độc chuồng trại.

+ Không mang gia cầm bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng dịch.

- Khi dịch chưa xảy ra:

+ Ngăn chặn nguồn bệnh bằng các biện pháp như tiêu độc, khử trùng và vệ sinh thức ăn, xe chuyên chở và dụng cụ chăn nuôi.

+ Hạn chế cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.

+ Tiêm vaccine theo đúng quy định.

- Khi có dịch:

+ Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm.

+ Tiêu hủy gia cầm ốm, chết theo đúng quy định.

+ Phun thuốc sát trùng, tiêu độc đúng quy định.

+ Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện, triệu chứng bệnh cúm ở người để can thiệp.

- Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, không để con vật quá nóng hoặc quá lạnh.

- Thực hiện chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

- Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, an toàn.

- Tiêm vaccine đúng quy định.

Trị bệnh

- Kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực để tăng khả năng đề kháng khi gia cầm bị bệnh.

- Kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Kịp thời báo cho thú y địa phương.

- Cần phát hiện và điều trị sớm bằng kháng sinh và thuốc trợ lực, kèm theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

- Điều trị dự phòng cho đàn.

- Kháng sinh có thể dùng: Streptomycin, Tetracyclin, Neotesol theo hướng dẫn nhà sản xuất.


Câu 10:

Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương.

Xem đáp án

Đề xuất biện pháp phòng bệnh an toàn cho người, vật nuôi và môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia cầm ở địa phương:

- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.

- Vệ sinh thức ăn nước uống.

- Quan sát vật nuôi hàng ngày.

- Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

- Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

- Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.


Bắt đầu thi ngay