Giải SGK Công nghệ 8 CD Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật có đáp án
Giải SGK Công nghệ 8 KNTT Bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật có đáp án
-
131 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, bản vẽ kĩ thuật cần trình bày như thế nào để sử dụng được ở các nước khác nhau?
Để sử dụng được bản vẽ kĩ thuật ở các nước khác nhau, cần trình bày bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế.
Câu 2:
Hình 1.1a, b là hai hình biểu diễn cùng một vật thể, hình a được vẽ theo tiêu chuẩn, hình b vẽ không theo tiêu chuẩn. Hãy nhận xét về hai hình biểu diễn này.
Nhận xét về hai hình 1.1a và 1.1b:
- Hình 1.1a: thể hiện hình dạng, kích thước các phần của vật thể; thể hiện phần rỗng, đường kính khoét theo một quy tắc.
- Hình 1.1b: thể hiện vật thể nhưng không thấy được vị trí khoét, không xác định được kích thước từng phần.
Câu 3:
So sánh độ lớn giữa các khổ giấy vẽ.
Độ lớn giữa các khổ giấy xếp thứ tự:
A0 > A1 > A2 > A3 > A4
Câu 4:
Quan sát Hình 1.2 và nêu cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0.
Cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0:
- Khổ A1: Chia đôi chiều dài khổ giấy A0, ta được khổ giấy A1
- Khổ A2: Chia đôi chiều dài khổ giấy A1, ta được khổ giấy A2
- Khổ A3: Chia đôi chiều dài khổ giấy A2, ta được khổ giấy A3
- Khổ A4: Chia đôi chiều dài khổ giấy A3, ta được khổ giấy A4
Câu 5:
Cách ghi nhớ kích thước các khổ giấy vẽ:
Khổ A0: kích thước dài: 1189, kích thước rộng 841
Khổ A1: kích thước dài bằng kích thước rộng khổ A0, kích thước rộng bằng nửa kích thước dài khổ A0.
Khổ A2: kích thước dài bằng kích thước rộng khổ A1, kích thước rộng bằng nửa kích thước dài khổ A1
Khổ A3: kích thước dài bằng kích thước rộng khổ A2, kích thước rộng bằng nửa kích thước dài khổ A2.
Khổ A4: kích thước dài bằng kích thước rộng khổ A3, kích thước rộng bằng nửa kích thước dài khổ A3.
Câu 6:
Quan sát và cho biết tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4
Tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4:
Nét vẽ |
Tên gọi |
A |
Nét liền mảnh |
B |
Nét liền mảnh |
C |
Nét liền đậm |
D |
Nét đứt mảnh |
E |
Nét gạch dài chấm mảnh |
G |
Nét đứt mảnh |
Câu 7:
Quan sát Hình 1.1 và cho biết: Hình vẽ có những loại nét vẽ nào? Các nét vẽ đó có cùng chiều rộng không?
- Hình vẽ có những loại nét vẽ sau: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh, nét gạch chấm mảnh.
- Các nét vẽ: nét liền mảnh, nét gạch chấm mảnh, nét đứt mảnh có cùng chiều rộng. Nét liền đậm có chiều rộng gấp đôi.
Câu 8:
Tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4:
Nét vẽ |
Tên gọi |
A |
Nét liền mảnh |
B |
Nét liền mảnh |
C |
Nét liền đậm |
D |
Nét đứt mảnh |
E |
Nét gạch dài chấm mảnh |
G |
Nét đứt mảnh |
1. Nhận biết các đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước
- Đường gióng: là các đường có màu xanh lá cây
- Đường kích thước: là các đường có màu đỏ
- Giá trị kích thước: là các chữ số ghi trên đường kích thước
2. Mô tả vị trí và hướng của các giá trị kích thước
- Với đường kích thước nằm ngang: giá trị kích thước có vị trí nằm trên đường kích thước, hướng từ trái sang phải.
- Với đường kích thước thẳng đứng: giá trị kích thước nằm bên trái đường kích thước, hướng từ dưới lên.
Câu 9:
Vì sao phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật?
Phải sử dụng tỉ lệ khi lập bản vẽ kĩ thuật để vẽ chính xác kích thước của vật thể.
Câu 10:
Người ta đã sử dụng các tiêu chuẩn nào để vẽ Hình 1.6?
Trên Hình 1.6, người ta sử dụng các tiêu chuẩn về: tỉ lệ, nét vẽ, ghi kích thước.
Câu 11:
So sánh kích thước của bản vẽ và kích thước vật thể nếu bản vẽ sử dụng tỉ lệ 2:1.
Nếu sử dụng tỉ lệ 2:1 thì kích thước bản vẽ sẽ lớn gấp đôi kích thước vật thể.
Câu 13:
Đường kích thước, đường gióng vẽ bằng loại nét gì?
- Đường kích thước vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường gióng vẽ bằng nét liền mảnh.
Câu 14:
Hãy chia khổ giấy A0 thành các khổ A1, A2, A3, A4 và trình bày khung bảng vẽ, khung tên trên một khổ giấy A4.
- Em có thể làm theo cách sau để chia khổ giấy A0 thành các khổ A1, A2, A3, A4:
Từ khổ giấy A0 em gập đôi lại và cắt theo đường gập ta được 2 khổ giấy A1.
Từ mỗi khổ giấy A1 em gập đôi lại và cắt theo đường gập ta được 2 khổ giấy A2.
Từ mỗi khổ giấy A2 em gập đôi lại và cắt theo đường gập ta được 2 khổ giấy A3.
Từ mỗi khổ giấy A3 em gập đôi lại và cắt theo đường gập ta được 2 khổ giấy A4.
- Em trình bày khung bảng vẽ theo hướng dẫn ở Hình 1.3 trang 7 SGK Công nghệ 8.
Câu 15:
Cho biết phía trước chữ số kích thước đường tròn, cung tròn phải có kí hiệu gì?
- Phía trước chữ số kích thước đường tròn kí hiệu: Ø
- Phía trước chữ số kích thước cung tròn kí hiệu: R
Câu 16:
Lập và điền thông tin vào bảng theo gợi ý sau:
Đường biểu diễn |
Hình dạng |
Tên nét |
Cạnh thấy |
|
|
Cạnh khuất |
|
|
Đường tâm, đường trục đối xứng |
|
|
Đường kích thước, đường gióng |
|
|
Lập và điền thông tin vào bảng theo gợi ý sau:
Câu 18:
Sưu tầm một bản vẽ kĩ thuật và cho biết khổ giấy, tỉ lệ của bản vẽ. Đọc kích thước ghi trên bản vẽ đó.
- Khổ giấy A4 nằm ngang, tỉ lệ : 1:2
- Kích thước:
+ Dài: 140 mm
+ Cao: 10 mm
+ Đường kính lỗ tròn 12 mm