Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
-
2944 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình 13.1 (SGK trang 48). Hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ
Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ tiêu dùng (thương nghiệp, dịch vụ, sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân, cộng đồng), dịch vụ sản xuất (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn), dịch vụ công cộng (KHCN, giáo dục , y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc).
Câu 2:
Cho ví dụ chứng minh rằng nên kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng.
Kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng:
- Trước đây, kinh tế chưa phát triển, các loại hình và các phương tiện giao thông kém phát triển, ngày nay, kinh tế phát triển, các loại hình và phương tiện giao thông trở nên đa dạng, phong phú , khá phổ biến (ô tô , máy bay...)
- Hiện nay, đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới: nhà đất, chứng khoán, du lịch, vui chơi giải trí, tư vấn,...
Câu 3:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính – viễn thông trong sản xuất và đời sống.
- Trong sản xuất dịch vụ: bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nc ta với thế giới bên ngoài,…
- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó vs thiên tai,…
Câu 4:
Dựa vào hình 13.1 (SGK trang 48), tính tỉ trọng của các nhóm dịch vu tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công công và nêu nhận xét.
- Tính tỉ trọng: Dịch vụ tiêu dùng (51%), dịch vụ sản xuất 26,8%, dịch vụ công cộng 22,2%.
- Nhận xét:
+ Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng.
+ trong cơ cấu ngành dịch vụ, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ tiêu dùng và thấp nhất là dịch vụ công cộng.
Câu 5:
Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều?
Sự phân bố các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính chất tư cấp tự túc thì các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
Câu 7:
Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ ?
Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, nên có nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
Ở các đô thị lớn, đong dân ﴾tp Hồ Chí Minh, Hà Nội..﴿ tập trung nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn các đô thị nhỏ, ít dân.
Câu 8:
Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì:
- Hai thành phố là nơi tập chung đông dân cư => nhu cầu tăng cao về mọi mặt.
- Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập chung vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Giao thông thuận lợi có nhiều loại đường bộ, đường hàng không, đường thủy và là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Ở đây có nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
- Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
- Hà Nội và TPHCM chiếm 1/3 tổng mức bán lẻ và dịch vụ, hơn 1/3 số doanh nghiệp thương mại dịch vụ và khoảng 1/3 số người kinh doanh thương mại dịch vụ của cả nước. Có nhiều chợ lớn, các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị…
- Là trung tâm chính trị kinh tế tài chính và dịch vụ lớn nhất và hàng đầu cả nước
- Có các khu công nghiệp chuyên sản xuất và có đội ngũ nhân công chăm chỉ dồi dào trình độ cao