IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Giáo dục công dân Giải SGK GDCD 6 CTST Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm có đáp án

Giải SGK GDCD 6 CTST Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm có đáp án

Giải SGK GDCD 6 CTST Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm có đáp án

  • 159 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Nêu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm trên?

- Em hiểu  thế nào là tình huống nguy hiểm?

Xem đáp án

Hậu quả của những tình huống nguy hiểm trên:

+ Sấm xét: có thể thiệt mạng.

+ Gió to: dễ bị cuốn đi.

+ Lũ lụt: có thể bị đuối nước.

+ Tắm ao, sông sâu: có thể bị đuối nước.

+ Người lạ theo: có thể bị bắt nạt, bắt cóc.

+ Đun bếp ga: dễ bị cháy, nổ.

+ Bị bạn bè bắt nạt: có thể bị trầm cảm, khủng hoảng tinh thần.

+ Bị người lạ trấn lột: có thể bị trấn lột tài sản có giá trị.


Câu 6:

Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm?

Em hãy sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm
Xem đáp án

Sắp xếp các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm:

1. Nhận diện tình huống nguy hiểm.

2. Bình tĩnh suy nghĩ.

3. Liệt kê các cách ứng phó.

4. Chọn phương án ứng phó hiệu quả.


Câu 7:

Em hãy nêu một số cách ứng phó với một số dả định dưới đây?

- Nhận được thư đe dọa từ một người lạ.

Xem đáp án

Một số cách ứng phó:

- Nhận được thư đe dọa từ một người lạ. => Nới với người lớn trong gia đình biết và báo cáo với công an


Câu 8:

Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng.
Xem đáp án
Phát hiện có người lạ đi theo mình trên đoạn đường vắng => gọi điện thoại người thân biết mình đang ở đâu và trong thời gian đó tìm kiếm cách ra đi ra đoạn đường khác đông người để nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.

Câu 9:

Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ.
Xem đáp án
Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người thân, bạn bè, đội cứu hộ… để được giải cứu nhanh nhất có thể; Nếu trong thang máy không có sóng điện thoại hoặc không mang theo điện thoại, bạn hãy tìm cách tạo ra tiếng động để khiến người bên ngoài chú ý tới và tìm cách giải cứu.

Câu 11:

Tình huống 2: Đang trên đường đi học về, Mỹ gặp một người lạ, tự xưng là bạn của bố và đề nghị đưa bạn về nhà.
Xem đáp án
Tình huống 2: Em sẽ từ chối và nhờ người xung quanh gọi đến điện thoại bố mẹ để tới đón em.

Câu 13:

Em hãy thảo luận và chia sẻ với các bạn về những tình huống nguy hiểm thường gặp ở trường học, ngoài đường phố, ở nhà và cách ứng phó với chúng.
Xem đáp án

- Té, ngã:

+ Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.

+ Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.

+ Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

+ Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.

- Bỏng:

+ Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.

+ Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.

+ Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.

- Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp

+ Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.

+ Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.

+ Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.

- Đuối nước

+ Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.

+ Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.

+ Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu.

 

Câu 14:

Em hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình.
Xem đáp án
Vật dụng cần thiết  để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình: Bình xịt cay, dụng cụ phòng cháy, tủ y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi…

Câu 15:

Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể.

Xem đáp án

1. Ngộ độc thức ăn

- Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.

- Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.

2. Té, ngã

- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.

- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.

- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.

3. Bỏng

- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.

- Khi trẻ bị bỏng,ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.

- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.

4. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp

- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.

- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.

- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.

5. Đuối nướ

- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng

- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.

- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu


Bắt đầu thi ngay