Giải SGK GDCD 8 CTST Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có đáp án
Giải SGK GDCD 8 CTST Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có đáp án
-
139 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, môi trường và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước:
+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Câu 2:
Em hãy gọi tên các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh 1: ô nhiễm môi trường.
- Hình ảnh 2: tài nguyên rừng bị tàn phá
Câu 3:
- Theo em, ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả gì?
- Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường?
- Yêu cầu số 1: Hậu quả của ô nhiễm môi trường:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các loại bệnh nguy hiểm. Ví dụ: ô nhiễm không khí sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp; ô nhiễm nước gây bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm độc, ung thư; ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, mất ngủ; ô nhiễm nước do dầu tràn gây ngứa, rộp da, bệnh ngoài da…
+ Gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến các vấn đề xã hội. Ví dụ: tiêu tốn ngân sách nhà nước cho việc khắc phục môi trường,…
+ Ô nhiễm môi trường có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài đến hệ sinh thái, có thể dẫn đến suy thoái và hủy diệt hệ sinh thái.
- Yêu cầu số 2: Cần phải bảo vệ môi trường, vì:
+ Bảo vệ môi trường sẽ góp phần giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội…
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.
Câu 4:
Theo em, môi trường và tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích gì cho con người? Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Lợi ích: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước:
+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước.
- Chúng ta cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì:
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội…
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân, đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
Câu 5:
- Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của nhân vật trong các trường hợp trên.
- Em hãy nêu những quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Yêu cầu số 1: Chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật của nhân vật
- Trường hợp 1:
+ Ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để hút cát.
+ Ông X khai thác cát trái phép khi chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Ông X đã giao cho con rể là anh T quản lí, sử dụng tàu để hút cát trong khi anh T chưa có cấp phép điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Trường hợp 2:
+ Một số người dân thiếu ý thức, cố tình đổ rác ở bãi đất trống gần nhà anh K.
+ Nhiều hộ dân trong khu phố thường hát karaoke với âm lượng lớn suốt đêm.
* Yêu cầu số 2: Nêu những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.
- Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Nghiêm cấm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản; khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, vào lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy.....
Câu 6:
- Em hãy chỉ ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong các trường hợp trên.
- Em hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Yêu cầu số 1: Chỉ ra biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong các trường hợp trên
- Trường hợp 1: tuyên truyền và mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Trường hợp 2:
+ Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản.
+ Chỉ tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thủy sản khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Không sử dụng mìn, thuốc nổ hay các hóa chất độc hại để khai thác thủy sản.
- Trường hợp 3: tổ chức tuyên truyền và kí cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Yêu cầu số 2: Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi như:
+ Không xả rác bừa bãi;
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;
+ Tiết kiệm điện, nước,...
+ Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).
Câu 7:
- Em hãy gọi tên những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được mô tả trong các hình ảnh trên.
- Em hãy kể ra những việc làm khác để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Yêu cầu số 1: Gọi tên các việc làm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
+ Hình ảnh 1: trồng và chăm sóc cây xanh.
+ Hình ảnh 2: hạn chế sử dụng túi ni-lông
+ Hình ảnh 3: tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
+ Hình ảnh 4: tiết kiệm nước, khóa vòi nước khi không sử dụng.
- Yêu cầu số 2: Những việc làm khác để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần (ví dụ: ống hút nhựa, cốc nhựa…)
+ Tăng cường việc đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện,…) khi di chuyển.
+ Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
+ Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ví dụ: hưởng ứng phong trào Ngày Trái Đất; tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải tại địa phương; tham gia Ngày hội “Môi trường Xanh – Nếp sống xanh”,…
Câu 8:
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Bảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn góp phần bảo vệ cho thế hệ tương lai.
b) Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
c) Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm.
- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng và hậu quả lớn và lâu dài, phức tạp. Do đó, việc bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta ở hiện tại mà còn có giá trị đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.
- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, ở mọi độ tuổi. Trẻ em cũng có thể thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: tải nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, mà rất có thể bị suy kiệt nếu chúng ta không biết cách khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
Câu 9:
Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
a) Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
b) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
c) Che giấu hành vi khai thác rừng trái phép.
d) Nhà nước sẽ chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải theo quy định của pháp luật.
e) Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp.
g) Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh.
- Những hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, là:
+ a) Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
+ b) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
+ d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí chất thải theo quy định của pháp luật.
- Những hành vi trái với quy định của pháp luật là
+ c) Che giấu hành vi khai thác rừng trái phép.
+ e) Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp.
+ g) Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh.
Câu 10:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Anh D và anh T là đôi bạn thân. Hôm nay, anh D có dịp về quê của anh T chơi. Anh T rủ anh D đến hồ phía sau nhà để câu cá. Mặc dù ngồi rất lâu nhưng anh D vẫn chưa câu được con cá nào. Anh D cảm thấy mất kiên nhẫn và nói với anh T: “Câu mãi chẳng được gì, chán thật”. Suy nghĩ một lúc, anh T quyết định đi mượn máy kích điện để bắt cá.
- Em có nhận xét gì về việc làm của anh T?
- Nếu là anh D, em sẽ làm gì?
- Nhận xét: Việc sử dụng máy kích điện để bắt cá của anh T là trái với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thủy sản (Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017); đồng thời gây những hậu quả nghiêm trọng, như:
+ Làm chết hàng loạt các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước;
+ Những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển được và mất khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn.
+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người sử dụng.
- Nếu là anh D, em sẽ:
+ Phân tích để anh T hiểu: hành động dùng kích điện đánh bắt cá đã vi phạm Khoản 7 Điều 7 trong Luật Thủy sản. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Mặt khác, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và sự đa dạng sinh vật và có thể gây nguy hiểm cho bản thân cùng những người xung quanh.
+ Khuyên anh T không nên sử dụng kích điện để đánh bắt cá.
Câu 11:
Tình huống 2. Cuối tuần, bạn K được bố mẹ dẫn đi dã ngoại ven sông Hồng. Mặc dù có biển cấm hút cát nhưng bạn K vẫn thấy một chiếc tàu đang hút cát trên sông.
Nếu là bạn K, em sẽ làm gì?
Nếu là bạn K, em sẽ:
+ Kín đáo dùng điện thoại của bản thân (hoặc nhờ bố mẹ) chụp lại hình ảnh/ quy video về hành vi khai thác cát trái phép của chiếc tàu.
+ Gửi những bằng chứng vừa thu thập được (hình ảnh/ video) cho cơ quan chức năng.
Câu 12:
Em hãy chọn một phong trào hoặc hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em ấn tượng để thuyết trình nhằm truyền cảm hứng cho bạn bè cùng chung tay thực hiện hoạt động này.
(*) Tham khảo: Tuyên truyền về tiết kiệm điện
Điện là một nguồn năng lượng vô cùng quan trọng của chúng ta, vì thế chúng ta phải biết sự dụng điện một cách hiệu quả và tiết kiệm. Tiết kiệm điện là sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Chúng ta vẫn thường thấy các bảng chú ý tắt đèn quạt khi ra khỏi phòng, hay sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức vào thứ bảy cuối tháng ba hằng năm thu hút rất nhiều người tham gia và sự chú ý trên toàn thế giới. Tại sao một sự kiện như thế lại thu hút nhiều sự quan tâm đến thế ? Trước hết mọi người đều biết rằng sử dụng càng ít điện thì đóng tiền điện càng ít, vậy tiết kiệm điện là đang tiết kiệm tiền. Nhưng khi tiết kiệm điện, chúng ta làm nhiều việc có ích hơn những gì chúng ta tưởng. Vào giờ cao điểm tiêu thụ điện, nếu sử dụng quá mức điện năng thì các nhà máy điện không đáp ứng kịp dẫn đến tình trạng mất điện, mà mất điện lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người.
Tiết kiệm điện còn là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả, để sản xuất điện năng, con người phải khai thác than và điều đó gây ô nhiễm nước bởi các chất thải rắn và nước thải từ mỏ than, rừng bị phá hủy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong khu vực. Vậy nên tiết kiệm điện năng là đang bảo vệ Trái Đất, bảo vệ cuộc sống của chúng ta, của con cháu chúng ta sau này. Khi không cần thiết, hãy tắt các thiết bị không dùng đến như bình nước nóng, đèn bàn,... Nên mua những thiết bị ít hao điện, công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, thay thế những thiết bị đã quá cũ. Hay chỉ đơn giản là dùng quạt thay máy lạnh hoặc hưởng ứng Giờ Trái Đất được tổ chức hằng năm.
Bên cạnh những người có ý thức tiết kiệm điện thì còn tồn tại một số thành phần sử dụng dụng điện bừa bãi, phung phí, đó là hành động không tốt và đáng bị phê bình.
Tiết kiệm điện là một hành động chúng ta hoàn toàn có thể làm được, từ người già đến trẻ nhỏ cũng có thể làm tốt. Vì vậy hãy tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống một cách văn minh và an toàn hơn.
Câu 13:
Em hãy thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường tại nơi em sinh sống và chia sẻ kết quả với mọi người.
(*) Gợi ý: Một số hoạt động học sinh có thể thực hiện để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Không xả rác bừa bãi;
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;
+ Tiết kiệm điện, nước,...
+ Tăng cường việc đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện,…) khi di chuyển.
+ Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ví dụ: hưởng ứng phong trào Ngày Trái Đất; tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải tại địa phương; tham gia Ngày hội “Môi trường Xanh – Nếp sống xanh”,…
Câu 14:
Em hãy cùng bạn thiết kế một số đồ dùng, dụng cụ học tập sáng tạo từ những vật dụng đã qua sử dụng để tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
(*) Sản phẩm 1: Tái chế vỏ chai nhựa thành ống đựng đồ dùng học tập
(*) Sản phẩm 2: Làm sổ tay từ những phần giấy trắng còn thừa của năm học trước