Bài 2: Yêu thương con người - Bộ Cánh diều
-
6714 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cả lớp cùng nghe bài hát Thương người như thể thương thân, nhạc và lời Phạm Đăng Khương và trả lời câu hỏi:
- Nội dung bài hát thể hiện điều gì?
- Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?
- Nội dung bài hát thể hiện tình cảm yêu thương, mến thương giữa người với người.
- Những ca từ trong bài hát thể hiện nội dung: Lúc gian nan chia nhau từng tấm áo, ta đang sống giữa vòng tay mọi người, cùng tiếng ca, ước mơ cùng chung tiếng nói, thương người như thể thương thân.
Câu 2:
a) Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An?
b) Điều gì đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác?
c) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là yêu thương con người?
Lời giải:
a) Sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An, em rất cảm động, kính trọng và khâm phục bạn Hải An về nghĩa cử cao đẹp của bạn.
b) Chính tấm lòng yêu thương con người, yêu mến cuộc đời đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác.
c) Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Lời giải:
a) Sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An, em rất cảm động, kính trọng và khâm phục bạn Hải An về nghĩa cử cao đẹp của bạn.
b) Chính tấm lòng yêu thương con người, yêu mến cuộc đời đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác.
c) Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu 3:
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy mô tả nội dung và đặt tên cho từng bức hình trên.
b) Hãy nêu các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.
a)
- Hình 1: Bạn học sinh dắt tay bà lão qua đường. Tên bức hình: “Nắm tay yêu thương” hoặc “Yêu thương trên đường”.
- Hình 2: Một người bị ngất trên đường nhưng những người xung quanh không ai quan tâm, giúp đỡ. Tên bức hình: “Sự vô cảm của con người” hoặc “Thờ ơ và vô cảm”.
- Hình 3: Bạn học sinh đẩy xe lăn đưa người bạn tật nguyền đến trường. Tên bức hình: “Tình bạn tươi đẹp” hoặc “Cùng bạn đến trường”.
- Hình 4: Anh thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo. Tên bức hình: “Một giọt máu trao đi, một cuộc đời ở lại” hoặc “Giọt hồng yêu thương”.
- Hình 5: Các bạn học sinh tặng quà, giúp đỡ, hỗ trợ những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Tên bức hình: “Món quà yêu thương” hoặc “Yêu thương trao nhau”.
- Hình 6: Bạn nhỏ bị cha mắng mỏ, xúc phạm đang ôm mặt khóc. Tên bức hình: “Đứa trẻ bị tổn thương” hoặc “Tuổi thơ bất hạnh”.
b) Các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.
* Biểu hiện của yêu thương con người: Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác, dìu dắt giúp đỡ những người mắc sai lầm để họ tìm ra điều đúng đắn, biết hi sinh quyền lợi của bản thân.
Ví dụ:
- Bố mẹ, con cháu chăm sóc ông bà khi ốm
- Giúp em nhỏ học bài
- Bố mẹ động viên các con cố gắng trong học tập và rèn luyện
- Các con biết kính trọng, yêu thương, chia sẻ việc nhà với ông bà, cha mẹ…
- Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
- Giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường
- Thầy cô hỗ trợ, dạy các em thành học sinh chăm ngoan, học giỏi…
- Chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, hạn hán
- Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản
- Hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Covid-19)…
* Biểu hiện chưa yêu thương con người: Vô tâm, lạnh lùng đối với khó khăn của người khác, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không giúp đỡ khi chứng kiến người khác khó khăn, hoạn nạn; hận thù, mâu thuẫn, căm ghét nhau.
- Người đàn ông đang chửi mắng một cô gái
- Một người bị ngất trước đám đông nhưng không ai quan tâm
- Nói xấu, hãm hại đồng nghiệp, bạn bè
- Trộm tiền của người bệnh ở bệnh viện
- Lừa đảo người bệnh mua thuốc giả…
Câu 4:
Một xe tải chở nước giải khát bị lật ở trên đường, khiến hàng trăm thùng hàng bị rơi ngổn ngang. Người đi đường và người dân sống gần đó đã hỗ trợ người lái xe thu gom và sắp xếp lại hàng hoá.
Qua thông tin trên, theo em, tình yêu thương có ảnh hưởng như thế nào đến:
- Người được nhận tình yêu thương?
- Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác?
- Những người xung quanh?
2. Giúp đỡ nhân dân vùng lũ lụt miền Trung
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, các trận bão, lũ lụt đã liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nặng nề tại miền Trung. Nhân dân cả nước xót xa trước những mất mát to lớn về người và của mà người dân nơi đây đang phải hứng chịu. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “Nhường cơm sẻ áo”, nhiều tổ chức, cá nhân đã chia sẻ khó khăn với nhân dân các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; quyên góp ủng hộ tiền, vật tư, hàng hoá, nhu yếu phẩm,... giúp cho bà con nhân dân vùng lũ sớm vượt qua tình cảnh hoạn nạn, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống. Trong khó khăn càng thấy rõ tinh thần đoàn kết, yêu thương gắn bó của nhân dân Việt Nam.
a) Tình yêu thương con người được thể hiện như thể nào qua thông tin trên?
b) Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?
1. Theo em, tình yêu thương có ảnh hưởng đến:
- Tình yêu thương mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào mọi người và cuộc sống của người được nhận tình yêu thương. Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.
- Người thể hiện tình yêu thương với người khác cảm thấy vui vẻ, đồng cảm, được mọi người yêu quý, kính trọng.
- Những người xung quanh có sự sự tin tưởng vào xã hội, tình yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn.
2.
a) Tình yêu thương con người được thể hiện bằng việc nhiều tổ chức, cá nhân đã chia sẻ khó khăn với nhân dân các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; quyên góp ủng hộ tiền, vật tư, hàng hoá, nhu yếu phẩm,... giúp cho bà con nhân dân vùng lũ sớm vượt qua tình cảnh hoạn nạn, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống.
b) Tình yêu thương con người có giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác. Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn
Câu 5:
Trong những việc sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
B. Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ nông sản.
C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
D. Không đưa chất độc hại vào thực phẩm để kinh doanh, buôn bán,...
E. Chăm sóc các thành viên trong gia đình.
G. Nâng giá một số hàng hoá khi xảy ra dịch bệnh.
- Việc nên làm:
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt. Vì các trận bão, lũ lụt xảy ra, gây thiệt hại nặng nề và những mất mát to lớn về người và của cho đồng bào vùng lũ. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, bà con rất cần sự đoàn kết, yêu thương, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, của mọi người may mắn hơn.
B. Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ nông sản. Vì để làm ra những nông sản phục vụ đời sống, bà con nông dân đã vô cùng vất vả, khổ cực. Tuy nhiên, giá nông sản rất rẻ hoặc do thiên tai hay dịch bệnh khiến bà con gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống một bộ phận nông dân. Việc chia sẻ khó khăn với nông dân vừa giúp đỡ bà con mà những nông sản đó cũng phục vụ cho sinh hoạt gia đình.
D. Không đưa chất độc hại vào thực phẩm để kinh doanh, buôn bán,... Vì hậu quả của việc đưa chất độc hại vào thực phẩm để kinh doanh, buôn bán là làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người, giảm tuổi thọ. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái...
E. Chăm sóc các thành viên trong gia đình. Vì gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương. Chăm sóc các thành viên trong gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên để xây dựng hạnh phúc gia đình và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người.
- Việc không nên làm:
C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn. Vì những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn là những bạn cần được quan tâm, giúp đỡ. Chúng ta cần luôn sống cởi mở, chân thành, biết giúp đỡ những người bạn có hoàn cảnh đặc biệt như giúp đỡ bạn về học tập, thường xuyên hỏi thăm, an ủi bạn để bạn không có cảm giác bị xa lánh…
G. Nâng giá một số hàng hoá khi xảy ra dịch bệnh. Vì đây là một hành vi kinh doanh, trục lợi trên nỗi đau, khó khăn của xã hội, trước sinh mạng của người khác, là hành vi thiếu đạo đức và cần lên án, xử lý nghiêm để răn đe.
Câu 6:
Hãy kể lại những hành động thể hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em. Em học tập được điều gì từ các hành động đó?
Lời giải:
Hành động thể hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em là:
- Ở trường sau khi biết tin một bạn học sinh bị ung thư máu, ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức phong trào quyên góp giúp đỡ bạn và các bạn học sinh đã quyên góp rất nhiều.
- Em học tập được phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Câu 7:
Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Bình đi theo Thân nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân?
b) Theo em, trong trường hợp này, Bình nên xử sự như thế nào?
a) Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân. Vì Thân là người không biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
b) Theo em trong trường hợp này Bình lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ.
Câu 8:
Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về tình yêu thương con người? Vì sao?
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
D. Chị ngã em nâng.
E. Máu chảy ruột mềm.
G. Lá lành đùm lá rách.
Tục ngữ, thành ngữ nói về tình yêu thương con người là:
A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Vì trong câu tục ngữ “tàu” chỉ máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Ngựa là một loài vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lượng thực nhiều. Nhưng khi “một con ngựa đau” mà “cả tàu không ăn cỏ” điều đó cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình. Câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc: khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh về tình yêu thương con người, tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của con người.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Vì câu tục ngữ thể hiện khi người ta đói rách mà cho ta một miếng còn tốt hơn là khi no mà chúng ta cho họ một gói. Những sự giúp đỡ đôi khi là đúng tùy trường hợp và tùy người. Lòng yêu thương con người, lòng nhân ái của con người bên cạnh việc thể hiện lòng yêu thương, thể những tấm lòng thì góp một chút của cải cho những người đói khổ cũng là một cách yêu thương con người, thể hiện lòng nhân ái.
D. Chị ngã em nâng. Vì câu thành ngữ có ý nghĩa khi chị ngã, em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất. Chị ngã em nâng nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình và nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống về tình yêu thương con người.
E. Máu chảy ruột mềm. Vì ý nghĩa nói trong anh em, người thân nếu người này gặp nạn thì người kia cảm thấy đau lòng, thương xót. Hiểu rộng ra giữa con người với nhau có sự yêu thương, đồng cảm. Khi thấy người khác bị hoạn nạn, khó khăn thì mình cũng cảm thấy thương xót, đau lòng.
G. Lá lành đùm lá rách. Vì tình yêu thương con người, lòng nhân ái trong cuộc sống này rất quan trọng. Khi chúng ta có cuộc sống ấm no, sung túc hơn những người khác thì chúng ta nên giúp đỡ, thể hiện lòng nhân ái, yêu thương con người để họ có cuộc sống ấm no, không khổ cực. Bởi những hành động nhỏ của chúng ta mà cuộc sống này thêm bình yên và không có sự phân biệt giàu nghèo.
Câu 9:
Sưu tầm những bức tranh, bài hát, câu thơ, câu chuyện thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người và dán vào một tờ giấy lớn để làm thành bộ sưu tập về chủ đề này.
Bộ sưu tập về chủ đề yêu thương con người:
* Định hướng (gợi ý):
- Làm bộ sưu tập với ý tưởng như Chuyến xe yêu thương, cây yêu thương…
- Sưu tầm những bức tranh, bài hát, câu thơ, câu chuyện thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người
+ Bức tranh: cõng bạn tới trường, đoàn kết chống dịch bệnh, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Bài hát: Màu trắng màu đen, Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng, Tiếng hát yêu thương tình người, Những yêu thương còn mãi, Sống như những đóa hoa…
+ Câu chuyện về tình yêu thương giữa con người với con người của Bác Hồ, câu chuyện trong giai đoạn cả nước đoàn kết chống dịch bệnh, câu chuyện ủng hộ đồng bào lũ lụt…
* Bài mẫu:
Cây yêu thương
Câu 10:
Tự làm một bông hoa và viết lời yêu thương vào các cánh hoa để thể hiện tình yêu thương với bạn bè trong nhóm, trong lớp hay với người thân trong gia đình.
- Dùng một tờ giấy hình vuông, gấp lại và cắt thành 1 bông hoa đơn giản. Có thể tạo bông hoa to từ nhiều cánh hoa và cho nến ở giữa để tối thắp sáng.
- Những lời yêu thương:
+ Con cảm ơn bố mẹ đã luôn yêu thương và chăm sóc con.
+ Chúc Mai luôn vui vẻ, học tập tốt và là người bạn tốt của bọn mình.
+ Chúng ta hãy cùng học tập tốt và mãi đoàn kết nhé.
+ Thôi, bạn đừng buồn nữa nhé, mọi khó khăn đều sẽ vượt qua cả thôi, chúng tớ luôn bên cạnh cậu mà.