Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
-
8160 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo em, lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào ?
- Lao động tự giác:
+ Chủ động khi làm việc;
+ Không đợi ai nhắc nhở;
+ Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực;
- Lao động sáng tạo:
+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;
+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;
+ Tiết kiệm (thời gian, vật liệu...) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.
Câu 2:
Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
Cần lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại
khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của
cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không tự giác, sáng tạo trong học
tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại.
Câu 3:
Theo em, học sinh có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không ? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập như thế nào ?
Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của
người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
- Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
- Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
- Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
- Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
- Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân,
thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động...
Câu 4:
Qua truyện đọc "Ngôi nhà không hoàn hảo" em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc ?
- Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:
+ Tận tuỵ;
+ Tự giác;
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất;
+ Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kính trọng.
- Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:
+ Không dành hết tâm trí cho công việc;
+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp;
+ Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo;
+ Sử dụng vật liệu cẩu thả;
+ Mọi quy trình kĩ thuật không đảm bảo.
Câu 5:
Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì ?
- Ông phải hổ thẹn với những việc làm của mình.
- Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.
Câu 6:
Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:
+ Tự giác học tập, làm bài tập.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
+ Ngại khó, ngại khổ.
+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
+ Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
Câu 7:
Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.
Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại
vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện.
Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
Câu 8:
Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.
Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập
sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và
phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
Câu 9:
Có quan điểm cho rằng : Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong
lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập
lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ
đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ,
yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.