Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học Giải SGK Khoa học tự 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Bộ Cánh diều

Giải SGK Khoa học tự 6 Chủ đề 2: Các phép đo - Bộ Cánh diều

Bài tập Chủ đề 1 và 2 tráng 29 - Bộ Cánh diều

  • 682 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.

a/ Thế nào là khoa học tự nhiên?

b/ Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?

c/ Vì sao em phải thực hiện đúng các qui định về an toàn trong phòng thực hành?

Xem đáp án

a/ Khoa học tự nhiên là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

b/ Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

c/ Em phải thực hiện đúng các qui định về an toàn trong phòng thực hành vì:

- Giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng con người.

- Bảo vệ tài sản lớp học, trường học.

- Đạt được yêu cầu, mục đích bài học cô giáo dạy.


Câu 2:

Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?

Xem đáp án

Trước khi chạm vào một vật nóng cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy, vì để tránh mình bị bỏng và làm đổ vỡ vật dụng.

Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không (ảnh 1)


Câu 3:

Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo; nước uống đóng chai; xăng; gạo

Xem đáp án

- Vải may quán áo thường đo theo đơn vị mét (m) hoặc centimet (cm) khi bán.

Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo (ảnh 1)

- Nước uống đóng chai thường đo theo đơn vị chai hoặc thùng khi bán.

Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo (ảnh 1)

- Xăng thường đo theo đơn vị lít (l) khi bán.

Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo (ảnh 1)

- Gạo thường đo theo đơn vị lạng, gam (g), kilogam (kg) hoặc tấn, tạ, yến khi bán.

Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo (ảnh 1)


Câu 5:

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2cm ở 00C và 22cm ở 1000C (hình 4.4).

a/ Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8cm; 20cm?

b/ Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 500C?

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2cm ở 00C và 22cm ở 1000C (ảnh 1)

Xem đáp án

Theo đề bài ta có: mức 00C thủy ngân dài 2cm, mức 1000C thủy ngân dài 22cm.

Như vậy, từ độ dài thủy ngân 2cm đến 22cm ta chia được 10 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng dài 2cm tương ứng với 100C

Ta có bảng nhiệt độ tương ứng với độ dài thủy ngân như sau:

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2cm ở 00C và 22cm ở 1000C (ảnh 1)

Dựa vào bảng trên ta có:

a/ - Chiều dài của thủy ngân là 8cm tương ứng với nhiệt độ 300C.

- Chiều dài của thủy ngân là 20cm tương ứng với nhiệt độ 900C

b/ Nhiệt độ là 500C tương ứng với chiều dài của thủy ngân là 12cm

 

Bắt đầu thi ngay