Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Sinh học Giải SGK Sinh học 7 Chương 4: Ngành thân mềm

Giải SGK Sinh học 7 Chương 4: Ngành thân mềm

Bài 18: Trai sống

  • 1942 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát hình 18.1,2,3, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau

   - Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?

   - Mài mặt vỏ trai thì thấy có mùi khét, vì sao?

Xem đáp án

   - Nhờ có bản lề có dây chằng và 2 cơ khép vỏ → vỏ trai đóng mở. muốn vỏ trai mở phải luồn dao vào qua khe rồi cắt lớp cơ khép vỏ. Sự đóng mở là do tính tự động của trai → khi trai chết tính tự động không còn → vỏ mở

   - Phía ngoài cùng của vỏ trai là lớp sừng, nên khi mài chúng có mùi khét.


Câu 2:

Quan sát hình 18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

Xem đáp án

Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra, thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ trai → di chuyển chậm chạp trong bùn.


Câu 3:

Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

   - Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

   - Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

Xem đáp án

   - Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. Hơn nữa, đây là môi trường giàu chất dinh dưỡng và thức ăn.

   - Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì thế ấu trùng có tập tính bám vào da cá để di chuyển đến nơi xa.

   → Phát tán nòi giống.


Câu 4:

Trai tự về bằng cách nào ? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?

Xem đáp án

Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ có vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm của cơ thể trai.


Câu 5:

Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước ?

Xem đáp án

   Trai hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) hay bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.


Câu 6:

Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?

Xem đáp án

 Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.


Bắt đầu thi ngay