Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Tin học Giải SGK Tin học 11 Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Giải SGK Tin học 11 Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Bài 11: Kiểu mảng

  • 2105 lượt thi

  • 1 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tin học 11 Bài 11: Kiểu mảng

Để học tốt Tin học lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Tin học 11 Bài 11: Kiểu mảng hay nhất, ngắn gọn. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn và bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin 11 Bài 11 có đáp án.

Xem đáp án

Chúng ta chỉ xét hai kiểu mảng thông dụng với nhiều ngôn ngữ lập trình là kiểu mảng một chiều và kiểu mảng hai chiều.

1. Kiểu mảng một chiều

-Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử mang một chỉ số. Để mô tả mảng một chiều cần xác định kiểu của các phần tử và cách đánh chỉ số các phần tử.

- Với mảng một chiều ta quan tâm đến:

+ Tên kiểu mảng một chiều.

+ Số lượng phần tử trong mảng.

+ Kiểu dữ liệu của phần tử.

 

+ Cách khai báo biến mảng.

+ Cách tham chiếu đến phần tử.

Tại sao ta lại phải sử dụng mảng?

Giả sử ta muốn đo nhiệt độ trung bình trong 1 tháng và đưa ra những ngày nào cao hơn nhiệt độ trung bình. Nếu chỉ sử dụng kiến thức ta biết từ đầu chương trình đến giờ. Ta sẽ phải khai báo 30 biến để lưu giữ giá trị nhiệt độ các ngày trong tháng. Sau đó phải gõ lại rất nhiều lệnh if gây ra sự nhàm chán.

a) Khai báo.

Cách 1: Khai báo trực tiếp biến mảng một chiều

Var<tên biến mng> :array[kiu ch số] of <kiu phn tử>;

Cách 2: Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều

	Type<tên kiu mng>=array[kiu ch số] of <kiu phn tử>;
	Var<tên biến mng>:<tên kiu mng>;

Trong đó:

+ Kiểu chỉ số thường là đoạn số nguyên liên tục có dạng n1..n2, với n1 là chỉ số đầu và n2 là chỉ số cuối (n1≤n2).

+ Kiểu phần tử là kiểu dữ liệu của các phần tử mảng.

+ Tham chiếu đến phần tử mảng ta viết :

	<tên biến mng>[chỉ số];

Ví dụ:

	Var nhietdo:array[1..30] of integer;

Muốn tham chiếu tới phần tử thứ 20 ta sẽ viết là nhietdo[20].

b) Một số ví dụ

Ví dụ 1. Tìm phần tử lớn nhất của dãy số nguyên

Input: Số nguyên dương N (N<=250) và dãy N số nguyên dương A1,A2,..,An,mỗi số đều không vượt quá 500.

Output: Chỉ số và giá trị của phần từ lớn nhất trong dãy số đã cho (nếu có nhiều phần tử lớn nhất thì chỉ cần đưa ra một trong số chúng.

program vidu1;
uses crt;
var arrayint:array[1..250] of integer;
	n,i,mi:integer;
begin
	clrscr;
	writeln('nhap vao so phan tu ');
	readln(n);
	for i:=1 to n do
	begin
	writeln('phan tu thu ',i,'=');
	readln(arrayint[i]);
	end;
	mi:=1;
	for i:=2 to n do
	begin
	if arrayint[i]>arrayint[mi]
	then
	mi:=i;
	end;
	writeln('gia tri lon nhat la ',arrayint[mi],' chi so la ',mi);
	readln;
end.

Ví dụ 2: Sắp xếp dãy số nguyên bằng thuật toán tráo đổi.

program sapxep;
uses crt;
const Nmax=250;
var
	N,i,j,t:integer;
	A:array[1..Nmax] of integer;
begin
	clrscr;
	write('nhap so luong phan tu cua day N=');
	readln(N);
	for i:=1 to N do
	begin
	write('phan tu thu ',i,'=');
	readln(A[i]);
	end;
	for j:=N downto 2 do
		for i:=1 to j-1 do
			if A[i]>A[i+1] then
			begin
			t:=A[i];
			A[i]:=A[i+1];
			A[i+1]:=t;
			end;
	writeln('day da duoc sap xep la ');
	for i:=1 to N do write(A[i]:4);
	readln;
end.

Kết quả:

Giải bài tập Tin học 11 | Để học tốt Tin học 11

Ví dụ 3: Tìm kiếm nhị phân.

Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2... aN và khóa k.

Bước 2: Dau <— 1, Cuoi <-N;

Bước 3: Giua <—[ Dau + Cuoi]/2

Bước 4: Nếu Agiữa = k thì thông báo chỉ số Giua rồi kết thúc;

Bước 5: Nếu Agiữa> k thì đặt Cuối= Giữa-1 rồi chuyển đến bước 7;

Bước 6: Nếu Nếu Agiữa ≤ k Dau;

Bước 7: Nếu Dau > Cuoi thì thông báo dãy A không có số hạng có giá trị bằng k rồi kết thúc;

Bước 8: Ọuay lại bước 3.

Từ thuật toán của bài toán, chúng ta rút ra được một số điều cơ bản cần phải lưu ý, đó là:

- Mảng đã dược sắp xếp tăng dần.

- Trong thuật toán, việc tìm kiếm thực chất là lặp một số lần (chưa xác định được trước) các thao tác sau: chọn số hạng ở "giữa" dãy, so sánh số hạng đó với k, căn cứ vào kết quả so sánh này để hoặc kết luận đã tìm thấy (trường hợp xảy ra bằng) hoặc thu hẹp phạm vi tìm kiếm(trường hợp không bằng).

- Khi nào quá trình lặp nói trên dừng lại? Quá trình lặp đó cần dừng lại với một trong hai sự kiện sau xảy ra gồm đã tìm thấy hoặc không gian tìm kiếm đã trở nên bằng rỗng (nghĩa là không còn đoạn nào của dãy cho ta hy vọng chứa phân tử cần tìm).

- Phạm vi tìm kiếm trên dãy là một đoạn được xác định bởi các biến nguyên Dau và Cuoi, tương ứng cho biết bắt đầu từ phần tử có chỉ số Dau của dãy cho đến phần tử có chỉ số Cuoi của dãy. Từ đó, ta đưa ra được công thức xác định phân tử ở "giữa" phạm vi tìm kiếm và công thức xác định lại giá trị cho biến Dau hay Cuoi trong mỗi trường hợp thu hẹp phạm vi


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan