Thứ bảy, 17/05/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc có đáp án

  • 177 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:

- Tác giả.................................................................

- Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính............................

so với thời điểm tác phẩm ra đời?

- Những yếu tố nào cho thấy người viết có những.............................

không có yếu tố.......................................

như truyện truyền thuyết, cổ tích?

Xem đáp án

truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:

- Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?

- Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất sa xo so với thời điểm tác phẩm ra đời?

- Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?


Câu 3:

Đọc SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 60 và trả lời ngắn ngọn vào các chỗ trống.

- Ai được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng?

.......................................................................................................................

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm đã có chưa?

.......................................................................................................................

- Đoạn tóm tắt tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển cho biết truyện có những nhân vật nào và viết về đề tài gì?

.......................................................................................................................

- Theo em, vì sao SGK cần tóm tắt cốt truyện Hai vặn dặm dưới đáy biển?

.......................................................................................................................

Xem đáp án

- “Cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng là Giuyn Véc-nơ.

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.

- Đoạn tóm tắt tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển cho biết truyện có nhân vật: giáo sư A-rôn-nác, anh bạn giúp việc Công-xây, anh chàng thơ săn Nét Len, thuyền trưởng Nê-mô. Đề tài của tiểu thuyết là khám phá đại dương.

- SGK cần tóm tắt cốt truyện Hai vặn dặm dưới đáy biển vì sẽ giúp em có thể hiểu được nội dung xoay quanh truyện từ đó giúp đọc tác phẩm Bạch tuộc dễ dàng hơn.


Câu 4:

Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.

Xem đáp án

Theo em dự đoán, nội dung truyện sẽ nói về cuộc chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ.


Câu 5:

Ngôi kể xưng “tôi” ở văn bản này có tác dụng như thế nào?

Xem đáp án

Tác dụng: sẽ giúp văn bản có cái nhìn tự nhiên,chân thật nhất vì nhân vật “tôi” là người tham gia, chứng kiến mọi sự việc diễn ra trong câu chuyện.


Câu 6:

Các số từ trong văn bản có ý nghĩa và tác dụng gì?

Xem đáp án

Các số từ biểu thị được số lượng sự vật có trong văn bản.


Câu 7:

Ở phần (2), qua miêu tả của nhân vật “tôi”, em hình dung bạch tuộc là con vật như thế nào?

Xem đáp án

Bạch tuộc là con quái vật khủng lồ, có thể nuốt trọn mọi thứ một cách dễ dàng. Nó có mắt màu xanh xám, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn.


Câu 9:

Em hiểu thế nào là “giáp chiến”? Văn miêu tả cuộc giáp chiến nào? Kết thúc ra sao?

Xem đáp án

- Nghĩa của từ “giáp chiến”: giáp là tiếp giáp, nối liền, chiến là đánh, vậy giáp chiến có nghĩa là đánh nhau gần.

- Văn miêu tả cuộc giáp chiến gay cấn, mãnh liệt với những chi tiết: tiến công bằng rìu, dùng dao nhọn, lấy rìu chặt đứt phăng, vòi bạch tuộc quấn chặt, dùng vũ khí chiến đấu quyết liệt, sục sôi căm thù, phóng ngập mũi lao vào tim kẻ thù.

- Kết thúc: lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, phải bỏ chiến trường mà lẩn xuống biển.


Câu 10:

Vì sao khi kết thúc cuộc giáp chiến, nhân vật Nê-mô lại khóc?

Xem đáp án

- Nê-mô khóc vì thương xót cho người đồng hương của mình trong trận giáp chiến với bạch tuộc.


Câu 11:

Văn bản Bạch tuộc kể về sự kiện gì?

Xem đáp án

Văn bản Bạch tuộc kể về sự kiện tàu No – ti - lớt chiến đấu với con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu – cai.


Câu 12:

Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?

Xem đáp án

Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được miêu tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-ớt với con quái vật bạch tuộc.


Câu 13:

Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.

Xem đáp án

- Một số chi tiết tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc: “Bạch tuộc dài tám mét, mắt màu xanh xám nhìn thẳng không động đậy. Tám cánh tay, tám chân mọc dài gấp đôi thân và luôn uốn cong.” “Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng chất sừng, nhọn và rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.” “Thân hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn, màu sắc thay đổi từ xám chì sang nâu đỏ”.


Câu 14:

Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học?

Xem đáp án

- Chi tiết cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học: “Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loài tảo khổng lồ.” “Các loại súng bắn, tàu chạy bằng chân vịt, khả năng lặn sâu và chiến đấu của con tàu,...”


Câu 15:

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?

Xem đáp án

- Lòng dũng cảm thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.

- Tình yêu thương và tinh thần đồng đội thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.


Câu 16:

Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4-5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này:

- Nhân vật em có ấn tượng nhất là:..............................................

- Miêu tả 4-5 dòng hoặc vẽ nhân vật này:.....................................

Xem đáp án

- Nhân vật em có ấn tượng nhất là: Nhân vật Nê-mô.

- Nhân vật Nê-mô là một người thuyền trưởng dũng mãnh, giàu tình cảm. Ông luôn thể hiện sự quan tâm đến từng thành viên trên thuyền và tỏ ra đau lòng, xót thương, “mắt ướt lệ” khi thấy một người đồng hương của mình vừa bị biển cả nuốt mất. Bên cạnh đó, ông cũng là người rất thông minh khi chân vịt ngừng quay đã phán đoán rằng sừng của bạch tuộc đang mắc vào tàu, cả đoàn phải sẵn sàng chuẩn bị cho một trận giáp chiến với bạch tuộc.


Câu 17:

Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?

Xem đáp án

Bài học: trong cuộc sống, chúng ta phải luôn dũng cảm đối mặt với những khó khăn nguy hiểm trước mắt. Đồng thời, tinh thần đồng đội cũng hết sức quan trọng, chúng ta cần luôn đoàn kết với mọi người để tạo nên sức mạnh cộng đồng.


Bắt đầu thi ngay