Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 27 có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 27 có đáp án

Giải VBT văn 7 Cánh diều Kiến thức ngữ văn trang 27 có đáp án

  • 135 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 20-21) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

- Từ ngữ trong thơ có tính..........................................................

đòi hòi người đọc.......................................................................

- Hình ảnh trong thơ là...............................................................

tác giả thường sử dụng...............................................................

Xem đáp án

Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

- Từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa. Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hòi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,...xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động. Để khắc họa hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,...


Câu 2:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 20-21) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh được hiểu là:

+ ................................................................................

+..................................................................................

- Ngữ cảnh có tác dụng:

+..................................................................................

+....................................................................................

+...................................................................................

Xem đáp án

Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh được hiểu là:

+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó.

+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.

- Ngữ cảnh có tác dụng:

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định cụ thể của các từ đa nghĩa hoặc từ đồng âm.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.

+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn, sử dụng các từ xưng hô.


Câu 3:

Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 20-21) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (...), được dùng để:

-.......................................................................................

-........................................................................................

-.........................................................................................

Xem đáp án

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba dấu chấm liền nhau (...), được dùng để:

- Phối hợp với dấu phấy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết.

- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó.

- Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.


Bắt đầu thi ngay